/tmp/asptx.jpg
Rừng xà nu là tác phẩm, bản anh hùng ca nhằm ca ngợi về con người trong lịch sử, người con Tây Nguyên bất khuất trong đó tiêu biểu là Tnú. Hãy Cảm nhận về nhân vật Tnú ngắn gọn nhất qua bài văn dưới đây nhé
Nguyễn Trung Thành là người chiến sĩ, một nhà văn đã từng trải, gắn bó với chiến trường Tây Nguyễn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Chính vì thế mà ông hiểu rõ, cảm nhận sâu đậm mọi thứ để làm nên chất liệu cho tác phẩm của mình. Người đọc cảm nhận sẽ thấy được thực trạng của đất nước, nhân dân ta trong lúc hiểm nguy cận kề lúc đó qua nhân vật Tnú
Mồ côi cha mẹ từ những ngày trẻ thơ nên tnu thiếu thốn tình cảm gia đình và may mắn được dân làng Xô Man bao bọc, nuôi nấng. Người trực tiếp dạy bảo Tnú ngay từ nhỏ chính là Cụ Mết. Lời dạy thấm sâu triết lí: “Đảng còn, núi nước này còn” định hướng Tnú đi theo Đảng, chọn lí tưởng sống cao đẹp vì quê hương, cộng đồng. Theo tiếng gọi của lí tưởng nên Tnú cùng với Mai xung phong đi nuôi cán bộ trong rừng. Dù việc làm đầy hiểm nguy, sống chết nay mai vì trước đó anh Xút và bà Nhan đều bị giặt giết hại nhưng họ với trái tim mạnh dạn, quả cảm, bản lĩnh, sẵn sàng hy sinh cho Đảng, cho quê hương nên đã quyết tâm đi.
Tnú là một cậu bé không chỉ quả cảm mà còn rất ham học hỏi, giàu ý chí, nghị lực, hoài bão. Khi được anh Quyết dạy chữ nhưng vì không có giấy bút nên Tnú đã đi bộ mất ba ngày đường mới đến núi Ngọc Linh để lấy đá trắng làm phấn. Trong quá trình học tiếp thu chậm Tnú tự răn dạy, phạt bản thân mình, cậu đập đá vào đầu rồi bỏ ra ngoài suối ngồi lì không về. Chỉ với một chi tiết nhỏ như vậy đã thấy Tnú là người cầu tiến, khao khát vươn lên để đạt được mục tiêu của mình. Buồn vì mình học chậm nhưng khi được anh Quyết động viên cậu quyết tâm hơn nữa để có thể giỏi hơn sau này được làm cán bộ.
Đầu tiên Tnú làm giao liên khi tham gia vào cách mạng. Cậu vốn biết suy nghĩ thông minh nên luôn tìm cách có lợi cho công việc, an toàn cho bản thân nên khi đưa thư Tnú không bao giờ đi đường mòn mà cắt đường rừng để đi, qua sông thì lội ở những chỗ nước xiết vì chỗ đó sẽ tránh được giặc ít phục kích. Vốn là đứa con của rừng núi nên Tnú khá nhanh nhẹn, mưu trí trong xử lí mọi việc. Không may trong một lần đưa thư, băng qua núi cậu bị địch bắt, Tnú liền nuốt lá thư vào bụng, dù bị tra tấn cỡ nào thì Tnú vẫn kín miệng không khai nơi nuôi giấu cán bộ nửa lời, còn thách thức chỉ vào bụng: “ở đây này”. Mũi súng chĩa trước mặt thì với môt chiến sĩ vì nước quên mình, đầy vẻ hiên ngang, bất khuất như Tnú không bao giờ sợ hãi mà còn khiêu khích trước bọn giặc, chứng tỏ bị cầm tù nhưng anh vẫn chiến thắng. Tnú chưa một lần cầm súng nhưng anh có một trái tim yêu nước, quả cảm, bản lĩnh, ham học hỏi cùng những phẩm chất cao đẹp.
Ngay từ những tuổi đầu cậu bé Tnú đã rất mãnh liệt, sẵn sàng hy sinh vì quê hương, học hỏi không ngừng. Khi lớn lên, Tnú có một trái tim đẹp, đời sống tình cảm đáng quý nhưng lại rơi vào tình trạng éo le, đau buồn. Giặc bắt giam ở ngục Kom Tum đến tận ba năm sau anh mới tìm được cách vượt ngục trở về. Mai mừng rỡ nghe tin chạy ra đón Tnú, giàn giụa nước mắt cầm tay Tnú Mai xót thương, từ ấy tình cảm đôi lứa nảy nở. Hạnh phúc Tnú có được thật mong manh trước cảnh quê hương bị giày xéo, tính mạng của mọi người đều nguy hiểm. Tnú hãy thay anh Lãnh lãnh đạo dân làng chuẩn bị kháng chiến đó chính là lời dặn của Anh Quyết trước lúc hi sinh. Theo đó Tnú lên núi Ngọc Linh lấy đá mài giáo mác, điều đó không chỉ thể hiện tinh thần quyết chiến của Tnú mà còn là của cả dân làng không khuất phục trước bọn giặc. Thằng Dục chơi xấu khi nghe tin giặc quay lại bèn bắt Tnú để dập tắt ngọn lửa kháng chiến nhưng không được, nó tiếp tục quay sang bắt mẹ con Mai. Hành động đập vợ con Tnú một cách hèn hạ, Tnú trong núi nhìn cảnh đó ruột cay như cắt từng khúc, nỗi căm giận ngày càng sục sôi. Vì quá thương vợ con nên Tnú không đành lòng liền nhảy vào cứu nhưng bị mắc bẫy, vợ con chết trên tay còn Tnú thì bị chúng trói , đốt đi mười ngón tay. Lúc chẳng ai thấu bằng Tnú trong nỗi đau thân xác đến tinh thần, lòng oán khiến Tnú vùng lên thổi bùng ngọn lửa cuộc chiến cuốn phăng hết bọn giặc.
Cuộc đồng khởi dành được chiến thắng và Tnú đã từ giã buồn làng đi tham gia lực lượng. Anh ra đi chiến đấu mang theo khát vọng của cả cộng đồng, sức mạnh vượt trội, trưởng thành, lòng căm phẫn vô biên. Nơi chiến trường với đôi bàn tay cụt ngón, Tnú xông thẳng vào đồn siết cổ thằng Dục. Bàn tay cụt ấy là trừng phạt và thực hiện lí tưởng của lẽ phải. Khi đã trở thành một chiến sĩ giải phóng quân thì Tnú luôn có tinh thần kỷ luật cao, luôn hướng về quê nhà.
Chủ đề của tác phẩm được nói qua phàn nhiều ở nhân vật trung tâm là Tnú. Qua nhân vật này không chỉ nói lên tình yêu tha thiết đối với quê nhà, ngợi ca người chiến sĩ với các phẩm chất cao đẹp, chủ nghĩa anh hùng mà còn phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Các bài viết liên quan: