Cách nhận xét biểu đồ thanh ngang dễ hiểu nhất | Myphamthucuc.vn

Khái niệm

Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mới có dạng gần giống biểu đồ cột cho nên học sinh tiếp thu dễ dàng.

Biểu đồ thanh ngang gồm:

– Trục tung Ox là tiêu chí hoặc địa danh…

– Trục hoành Oy biểu thị %

– Tên biểu đồ

– Bảng chú giải

VD: Dựa vào bảng số liệu sau: Độ chênh lệch về một số tiêu chí phát triển dân cư xã hội ở
Bắc trung bộ so với cả nước năm 1999. ( cả nước 100%)

Tiêu chí 

So với cả nước %

Tỉ lệ hộ nghèo  145,1
Thu nhập bình quân đầu người / tháng  72,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ  101,1
Tuổi thọ trung bình  99,0
Tỉ lệ dân thành thị  52,3

 

Kết luận

Biểu đồ thanh ngang là dạng biểu đồ mà SGK địa lý 9 mới đề cập đến. Biểu đồ này dễ vẽ và dễ hiểu. Trong các bảng số liệu về các tiêu chí phát triển dân cư xã hội của 7 vùng kinh tế, giáo viên có thể chuyển từ bảng số liệu ra biểu đồ thanh ngang để học sinh dễ nhận xét, So sánh và rút ra kết luận về chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội của các vùng kinh tế. Biểu đồ thanh ngang cần thiết cho môn địa lý 9 nói riêng và môn địa lý nói chung.

Xem thêm:  Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 7. Liên minh Châu Âu (EU) (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn giải các bài tập

Cho bảng số liệu sau:

Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2014

Các tỉnh Kon Tum Gia Lai Đắk Lắk Đắk Nông Lâm Đồng
Độ che phủ rừng (%) 62,4 40,1 38,7 39 52,5
  • Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2014
  • Nêu nhận xét độ che phủ rừng của các tỉnh

Bài làm:

Vẽ biểu đồ:

Cách nhận xét biểu đồ thanh ngang (ảnh 2)

Nhận xét độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên:

  • So với cả nước, độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên chiếm tỉ lệ khá cao (trên 38%)
  • Các tỉnh ở Tây Nguyên có độ che phủ rừng không giống nhau. Năm 2014 Kon Tum có độ che phủ cao nhất với 62,4%, trong khi đó Đắk Lắk chỉ có độ che phỉ 38,7% (thấp nhất trong vùng).

Câu 3: Trang 105 SGK Địa lý 9

Dựa vào bảng số liệu 28.3:

Bảng 28.3. Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003

Các tỉnh Kon Tum Gia Lai Đăk Lăk Lâm Đồng
Độ che phủ rừng (%) 64,0 49,2 50,2 63,5

 Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.

Bài làm:

Vẽ biểu đồ:

Cách nhận xét biểu đồ thanh ngang (ảnh 3)

Nhận xét:

Quan sát vào biểu đồ ta thấy:

  • Các tỉnh Tây Nguyên đều có độ che phủ rừng cao trên 49%.
  • Trong đó cao nhất ở Kon Tum với 64%, kế đó là Lâm Đồng, thấp nhất là Gia Lai.
Xem thêm:  Lý thuyết Tin học 9: Bài 4. Tìm hiểu thư điện tử | Myphamthucuc.vn

=> Kết luận: Tây Nguyên là vùng còn tài nguyên rừng giàu nhất ở nước ta. So với cả nước Tây Nguyên có độ che phủ rừng cao.

Câu 1 trang 82 SBT Địa lý 9

Dựa vào bảng 34.1. Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%), tr. 124 SGK

Cách nhận xét biểu đồ thanh ngang (ảnh 4)

Em hãy:

a) Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
b) Qua biểu đồ, kết hợp với vốn hiểu biết, nêu nhận xét về sự phát triển của công nghiệp nói chung và các ngành công nghiệp trọng điểm nói riêng ở Đông Nam Bộ so với cả nước.

Bài làm:

a) Biểu đồ thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu cho các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001.

Cách nhận xét biểu đồ thanh ngang (ảnh 5)

b) Nhận xét:

+ Hiện nay, trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất (năm 2005 chiếm 55,5 %)

+ Hầu hết các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng đều chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về các sản phẩm: đầu thô, động cơ điêden, sơn hóa học, sản lượng điện, quần áo may sẵn, bia..

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập