/tmp/clrnf.jpg
Biểu đồ tăng trưởng là công cụ khoa học để theo dõi sự phát triển của bé những năm đầu đời. Biểu đồ được tổ chức YTế thế giới WHO xây dựng lên và được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận áp dụng phù hợp cho trẻ em Việt Nam, giúp các mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng tăng trưởng của con.
Một đứa trẻ được coi là phát triển bình thường không những phải tăng cân mà còn phải tăng cả chiều cao đều đặn. Nếu chúng ta theo dõi cân nặng và chiều cao hàng tháng cùng với việc sử dụng Biểu đồ tăng trưởng trẻ em, chúng ta sẽ biết được đứa trẻ đó có phát triển bình thường hay không. Từ đó kịp thời tư vấn cho bà mẹ và người chăm sóc trẻ biết cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Mỗi tháng vào một ngày cố định mẹ cân và đo chiều cao và cân nặng của bé xong dò theo biểu đồ đúng với tháng tuổi của bé và chấm nối điểm tháng trước với tháng này sẽ hợp thành đường biểu diễn cân nặng, chiều cao của bé. Nếu đường biểu diễn tương đương với đường cong chuẩn được tô đạm ở giữa và được nằm trong khu vực màu xanh an toàn tức là bé đang tăng trưởng tốt và lành mạnhĐ.
Ghi chú: Cách đánh giá tại một thời điểm: Điểm chấm nằm trong vùng màu xanh là bình thường, vùng màu đỏ là suy dinh dưỡng
Khi đoạn biểu đồ nằm ngang: Bé không tăng cân và chiều cao. Nếu biểu đồ này nằm ngang liên tục hơn 2 tháng liền, nghĩa là con đang có vấn đề về sức khoẻ. Con có thể bị chứng kém hấp thu, biếng ăn, v..v.. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Trường hợp trẻ đang bú mẹ hoàn toàn nên xem lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ, tư thế cho bé bú. Nếu bé đang ăn dặm mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của bé đã ổn chưa.
Trường hợp trẻ biếng ăn thì mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và thử thay thế bằng thực đơn mới để kích thích sự thèm ăn của bé. Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung them nhiều nhóm rau củ có màu đỏ như: cam, bí ngô, cà rốt… hoặc cho thêm dầu vào cháo của bé.
Khi đoạn biểu đồ đi xuống: Chứng tỏ bé phát triển không tốt, có dấu hiệu suy dinh dưỡng nguy hiểm, có thể trẻ đang mắc chứng bệnh tiêu chảy, viêm phổi. Cũng có trường hợp mẹ tập bé ăn quá sớm (trước 4 tháng) nên ảnh thưởng đến hệ tiêu hoá của bé khiến bé không thể tăng cân và phát triển chiều cao được.
Cách đối phó: Nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng. Khi tập ăn dặm cho bé nên bắt đầu với thức ăn loãng sau đó mới chuyển sang đặc, từ ngọt sang mặn.
Với những trẻ đang ăn dặm mẹ cần bổ sung chất béo và rau xanh vào thực đơn hàng ngày của bé. Đồng thời mẹ cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
Khi biểu đồ đi lên đều: Biểu đồ đi lên đều trong khung vạch cho phép chứng tỏ bé vẫn phát triển đều đặn về cả chiều cao và cân nặng. Biểu đồ đi lên chứng minh sức khoẻ bé ổn định.
Khi biểu đồ đi lên nhanh: Các mẹ cũng cần lưu ý đoạn biểu đồ đi lên nhanh và cao hơn ngưỡng cho phép đột ngột, chứng tỏ bé đang có dấu hiệu thừa cân, thậm chí bé bị béo phì. Lúc này thì các mẹ nên điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của con cho phù hợp. Tăng cường cho con dùng nhiều rau xanh, chất xơ hạn chế tinh bột. Thay chất béo động vật bằng chất béo thực vật để chế biến thức ăn cho bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng biểu đồ tăng trưởng của bé trai có xu hướng tăng nhanh hơn biểu đồ tăng trưởng của bé gái. Vì thế, không nên so sánh các bé với nhau. Chỉ cần xem biểu đồ tăng trưởng của con mình để theo dõi tình trạng sức khoẻ của con, để can thiệp kịp thời khi cần thiết các mẹ nhé.