/tmp/nqvvg.jpg
1. Dạng 1: Xác định số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử
a. Trên 1 cặp NST (1 nhóm gen)
Các gen đồng hợp tử → 1 loại giao tử
Nếu có 1 cặp gen dị hợp trở lên → 2 loại giao tử tỉ lệ tương đương
b. Trên nhiều cặp NST (nhiều nhóm gen) nếu mỗi nhóm gen có ít nhất 1 cặp gen dị hợp
Số loại giao tử = 2n với n = số nhóm gen ( số cặp NST )
*Tỉ lệ giao tử chung bằng tích tỉ lệ giao tử của các nhóm gen thành phần.
2. Dạng 2. Số kiểu gen tối đa khi các gen liên kết hoàn toàn
Cho gen I có n alen, gen II có m alen. Hai gen trên cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Xác định số KG tối đa trong quần thể đối với 2 lôcus trên.
* Đối với NST thường:
Vì 2 gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng, số giao tử có thể tạo ra là n.m
+ Số kiểu gen đồng hợp: n.m
+ Số kiểu gen dị hợp: C2n.m
Do đó số KG tối đa trong quần thể = n.m + C2n.m
* Đối với NST giới tính: sẽ xét trong bài Di truyền liên kết với giới tính.
3. Dạng 3: Biết gen trội, gen lặn, kiểu gen của P, xác định kiểu gen, kiểu hình ở đời con
Cách giải:
– Quy ước gen
– Xác định tỉ lệ giao tử của P
– Lập bảng suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của thế hệ sau.
Chú ý: Trường hợp có nhiều nhóm liên kết gen, dùng phép nhân xác suất hoặc sơ đồ phân nhánh phân nhánh để tính tỉ lệ kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình.
4. Dạng 4. Từ kết quả phép lai xác định kiểu gen, kiểu hình của P
Bước 1: Xác định trội lặn, quy ước gen
Bước 2: Từ tỉ lệ kiểu hình ở đời con → tỉ lệ giao tử của P → kiểu gen, kiểu hình P
– 3 :1 → Kiểu gen của cơ thể đem lai (dị hợp đều): AB/ab x AB/ab
– 1 :2 :1 → Kiểu gen của cơ thể đem lai (dị hợp chéo): Ab/aB x Ab/aB, Ab/aB x AB/ab
– 1 :1 → Kiểu gen của cơ thể đem lai (lai phân tích): nếu # P: AB/ab x ab/ab hoặc nếu ≠ P: Ab/aB x ab/ab.
* Cách nhận dạng quy luật hoán vị gen:
– Cấu trúc của NST thay đổi trong giảm phân.
– Là quá trình lai 2 hay nhiều tính trạng mà tỉ lệ phân tính chung của các cặp tính trạng không phù hợp với phép nhân xác suất nhưng xuất hiện đầy đủ các loại kiểu hình như phân li độc lập.
Khi tự thụ phấn hoặc giao phối giữa hai cặp gen P: (Aa, Bb) x (Aa, Bb) → F1 có 4 kiểu hình tỉ lệ ≠ 9 : 3 : 3 : 1 → qui luật hoán vị gen.
Khi lai phân tích cá thể dị hợp về hai cặp gen P: (Aa, Bb) x (aa, bb) → FBcó 4 kiểu hình tỉ lệ ≠ 1 : 1 : 1 : 1 → qui luật hoán vị gen.
P: (Aa, Bb) x (Aa, bb) hay (aa, Bb) → FB có 4 kiểu hình, tỉ lệ ≠ 3 : 3 : 1 : 1 → qui luật hoán vị gen.
Tổng quát: Nếu tỉ lệ chung của cả hai tính trạng không bằng tích các nhóm tỉ lệ khi xét riêng, ta suy ra hai cặp tính trạng đó được di truyền theo quy luật hoán vị gen.
1. Dạng 1: Xác định tần số HVG, tỉ lệ giao tử
* Tần số hoán vị gen (TSHVG) là tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị, tính trên tổng số giao tử được sinh ra. Tần số hoán vị gen ≤ 50%.
* Gọi f là TSHVG, trong trường hợp xét hai cặp alen:
+ Ti lệ giao tử hoán vị = f2f2 + Tỉ lệ giao tử không hoán vị = 1−f21−f2
* Trường hợp có nhiều cặp NST tương đồng mang gen, ta dùng phép nhân xác xuất để tính tỉ lệ giao tử chung hoặc tỉ lệ từng loại giao tử.
2. Dạng 2: Biết gen trội, lặn – kiểu gen của P xác định kết quả lai
Qui ước gen.
Xác định tỉ lệ giao tử của P theo tần số hoán vị gen.
Lập bảng, suy ra tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
3. Dạng 3. Biết kiểu gen, kiểu hình ở đời con, xác định kiểu gen, kiểu hình của P
– Bước 1: Xét từng cặp tính trạng, quy ước gen
– Bước 2: Xét cả 2 cặp tính trạng
– Bước 3: Xác định kiểu gen của cá thể đem lai và tần số hoán vị gen
a) Lai phân tích
– Tần số hoán vị gen bằng tổng % các cá thể chiếm tỉ lệ thấp.
– Nếu ở đời sau xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ cao hơn 50% = > KG : AB/ab x ab/ab
– Nếu ở đời sau xuất hiện kiểu hình giống bố mẹ chiếm tỉ lệ thấp hơn 50% = > KG : Ab/aB x ab/ab
b) Tự thụ phấn
– Thế hệ sau có 8 kiểu tổ hợp giao tử bao giờ cũng cho 7 kiểu genChú ý: Số loại kiểu gen đời sau khi có hoán vị gen:
– Thế hệ sau có 16 kiểu tổ hợp giao tử bao giờ cũng cho 10 kiểu gen
– Số kiểu gen = Số kiểu gen trong trường hợp phân li độc lập cộng thêm 1.