/tmp/oaipg.jpg Bộ đề Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu hay nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Bộ đề Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu hay nhất | Myphamthucuc.vn

Tuyển tập Bộ đề Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu đầy đủ nhất.

Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu – Đề số 1

Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non 

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển; 

Phù sa vạn dặm tới đây tuôn, 

Đứng lại; và chân người bước đến.

 

Tổ quốc tôi như một con tàu, 

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. 

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.

Trùng điệp một màu xanh lá đước. 

 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 

Tổ quốc tôi như một con tàu, 

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau. 

                                           (Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10-1960) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

Câu 2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?

Câu 3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng . 

Câu 4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 – 6 dòng) 

Lời giải 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức miêu tả

Câu 2:

– Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ.

– Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.

Câu 3:

– Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau…), điêp kết cấu giữa hai đoạn (Tổ quốc…mũi Cà Mau)

– Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng mở đường cho thân…

Câu 4: Nêu được cảm nhận riêng: xúc động, yêu quý, tự hào.

Xem thêm:  Cấu tạo trong của tôm sông | Myphamthucuc.vn

Mũi Cà Mau mầm đất tươi non đọc hiểu – Đề số 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm) 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 

“Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non 

Mấy năm trời lấn luôn ra biển 

Phù sa vạn dặm tới đây tuôn 

Lắng lại; và chân người bước đến 

 

Tổ quốc tôi như một con tàu 

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau 

Những dòng sông rộng hơn ngàn thước 

Trùng điệp một màu xanh lá đước 

 

Đước thân cao vút, rễ ngang mình 

Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước! 

Tổ quốc tôi như một con tàu 

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau” 

                                                                (Mũi Cà Mau – Xuân Diệu, 10 – 1960) 

1. Văn bản trên được làm theo thể thơ nào? 

2. Câu thơ “Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non” gợi cho anh/ chị những hiểu biết gì về vùng đất này? 

3. Nêu và phân tích tác dụng của các phép điệp trong văn bản trên? 

4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? Trình bày khoảng 4 – 6 dòng?

Lời giải

1) Văn bản trên làm theo thể thơ 7 chữ. 

2) Câu thơ “Mũi Cà Mau: Mỏm đất tươi non” gợi một Cà Mau xinh đẹp, tiềm năng tràn trề nhựa sống qua một quá trình phát triển lâu dài và bền vững. 

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 4 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

3) Đoạn thơ sử dụng phép điệp, 2 câu thơ sau được lặp lại 2 lần: 

Tổ quốc tôi như một con tàu 

Mũi thuyền ta đó – mũi Cà Mau” 

thể hiện niềm tự hào và tình yêu mãnh liệt của tác giả với mảnh đất địa đầu của của Tổ quốc. 

4) Cảm xúc đối với quê hương, Tổ quốc: tình yêu, niềm tự hào, tin tưởng vào sự phát triển của đất nước…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

jun88

Liên hệ telegram @hanievu