/tmp/nngzj.jpg Bộ đề Đọc hiểu Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức hay nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Bộ đề Đọc hiểu Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức hay nhất | Myphamthucuc.vn

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểuTiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức có đáp án trả lời chi tiết, đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Đề số 1

Phần Đọc hiểu (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)  và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

      “… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”

Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ  của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Lời giải

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận/ thao tác bình luận/ lập luận bình luận/ bình luận.

Câu 3.  Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

Câu 4. Thí sinh nêu được quan điểm của bản thân về vai trò của tiếng nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay, không nhắc lại quan điểm của tác giả đã nêu trong đoạn trích. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Đọc hiểu Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Đề số 2

A- PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): 

     Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

     Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương.

Xem thêm:  Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 13 có đáp án hay nhất (Phần 3) | Myphamthucuc.vn

     Thái độ mù tịt về văn hóa châu Âu như thế không nên làm chúng ta ngạc nhiên. Vì chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hóa rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hóa ngoại bang. Những kiểu kiến trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo cái mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh Pháp, chứng tỏ rằng những người An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thứ văn minh nào. Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng.

(Trích “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” – Nguyễn An Ninh)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn “Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng” thể hiện đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ mà anh/ chị đã xác định đúng trong câu hỏi 1?

Câu 3 (1,0 điểm): Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản trên.

Câu 4 (1,0 điểm): Thái độ và quan điểm của Nguyễn An Ninh đối với vấn đề nêu ra trong văn bản?

B- PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội

     Từ nội dung của văn bản “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của nhà báo Nguyễn An Ninh, anh/chị hãy viết một bài văn (dung lượng khoảng 200 từ) phát biểu suy nghĩ của bản thân về việc học và sử dụng ngoại ngữ của thanh niên hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Nghị luận văn học

     Kết thúc bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã viết:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

(Sgk Ngữ văn 12, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 89)

     Dựa vào cảm nhận của anh/chị về cả bài thơ, hãy lí giải vì sao trong khổ thơ trên tác giả lại khẳng định: Tây Tiến người đi không hẹn ước và Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi?

Lời giải

Câu 1: Đoạn văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận kết hợp với phong cách ngôn ngữ báo chí ( Nếu HS chỉ trả lời là thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận thì vẫn cho điểm tối đa).

Câu 2: Câu văn “Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng” thể hiện một đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận: Tính công khai về quan điểm chính trị.

Câu 3: Ý chính của đoạn văn bản trên gồm:

     – Thói xấu của một bộ phận người An Nam đương thời: nói tiếng Pháp như một thứ trang sức để tỏ ra mình được đào tạo theo kiểu Tây phương chứ thực sự không hiểu sâu sắc văn hóa Tây phương.

     – Đằng sau hành động đó là sự lai căng văn hóa, không hiểu rõ bất cứ nền văn hóa nào, kể cả văn hóa bản địa lẫn văn hóa nước ngoài.

     – Đó là một hiện tượng khiến cho những người “tha thiết với giống nòi” phải lo lắng.

Xem thêm:  Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ | Myphamthucuc.vn

Câu 4: Thái độ và quan điểm của Nguyễn An Ninh đối với vấn đề nêu ra trong văn bản?

     – Thái độ: lo lắng, bức xúc trước những thói xấu và sự lai căng văn hóa của một bộ phận người An Nam đương thời.

     – Quan điểm: lên án thói xấu và sự lai căng văn hóa của một bộ phận người An Nam đồng thời kêu gọi sự đồng tình của “những người An Nam tha thiết với giống nòi”.

C- Phần làm văn:

Câu 1 (2,0 điểm):

1 .Yêu cầu về kĩ năng:

     – Làm đúng một bài kiểu nghị luận xã hội, bài viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Dung lượng đạt yêu cầu.

     – Vận dụng tốt các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận.

2. Yêu cầu về kiến thức: Đây là đề mở nên HS có thể tự do trình bày theo cách của mình song cần đạt được các yêu cầu sau:

     – Thanh niên hiện nay rất cần sử dụng thành thạo tiếng nước ngoài để phù hợp với nhu cầu hòa nhập. Mỗi người ít nhất nên thành thạo một ngoại ngữ theo năng lực và điều kiện của bản thân (Dẫn chứng cụ thể).

     – Việc học tập và hiểu biết sâu sắc tiếng nước ngoài nhất thiết phải gắn với việc làm chủ được nó, tránh tình trạng hiểu biết một cách hời hợt dẫn đến sử dụng không hiệu quả (Dẫn chứng cụ thể).

     – Việc học tập và sử dụng tiếng nước ngoài thành thạo không có nghĩa là thờ ơ, coi thường vốn ngôn ngữ dân tộc vì một con người càng thành đạt càng phải biết trân trọng tiếng mẹ đẻ.

     – Thanh niện hiện nay cần thấy được lợi ích thực sự của việc học ngoại ngữ chứ không chỉ coi việc học ngoại ngữ như một trò đua đòi. Đặc biệt, cần tránh sự lai căng vô lối, hời hợt, lạm dụng tiếng nước ngoài một cách tùy tiện (HS nên đưa tư liệu bài viết Chữ ta của nhà báo Hữu Thọ vào bài làm).

     – Rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một ý kiến bàn về văn học. Văn viết trôi chảy, có cảm xúc, thể hiện được tính chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, 

2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể có cách trình bày khác nhau song cần có các ý cơ bản sau đây:

     – Tây Tiến được sáng tác năm 1948, là bài thơ tiêu biểu của đời thơ Quang Dũng, cũng là một kiệt tác của nền thơ Việt Nam hiện đại. Xa Tây Tiến nhưng lòng luôn hướng về Tây Tiến, bài thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết về một miền đất, một đoàn quân trong những ngày tháng hào hùng, gian khó của tác giả.

     – Đọc Tây Tiến, ta thấy hiện lên hình ảnh của một đoàn quân đặc biệt, hoạt động ở vùng biên giới phía Tây của tổ quốc. Những chiến sĩ Tây Tiến vừa can trường, mạnh mẽ vừa lãng mạn, hào hoa. Họ nguyện Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, sẵn sàng xông pha nơi dốc cao vực thẳm, bền gan trên những dặm hành binh, vượt lên những bệnh tật do môi trường sống khắc nghiệt đưa lại, coi nhẹ cái chết. Ý chí của họ được thể hiện không chỉ qua các chi tiết miêu tả trực tiếp về con người mà còn qua các chi tiết miêu tả thiên nhiên dữ dội (Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thắm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người).

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga | Myphamthucuc.vn

     – Tây Tiến là thế giới của những kỉ niệm: kỉ niệm về các vùng đất đã qua (Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Mai Châu, …); kỉ niệm về bao cảnh trí hùng vĩ, dữ dội mà đẹp một cách lạ thường (Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi); kỉ niệm về nét thơ mộng của hoa về trong đêm hơi, của chiều sương, của hồn lau nẻo bến bờ; kỉ niệm về chặng hành binh mệt mỏi (Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời); kỉ niệm về những cảnh sinh hoạt, những đêm lửa trại thắm tình nghĩa đồng bào, đồng chí (Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi; Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ …); kỉ niệm về chốn thành đô xa xôi (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm); kỉ niệm về giây phút bi tráng tiễn dưa đồng đội (Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành …),…

     – Bốn câu cuối như muốn thâu tóm những nét nổi bật trong cảm hứng sáng tạo và chi phối tứ thơ của toàn bài. Qua hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, người đọc đều cảm nhận được rất rõ rằng: Tây Tiến người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm một chia phôi. Câu thơ gợi nhớ lời một ca khúc của Phan Huỳnh Điểu sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp: Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi/ Là có sá chi đâu ngày trở về …, lại gợi nhớ câu thơ trong Tống biệt hành của Thâm Tâm: Chí nhớn chưa về bàn tay không/ Thì không nói bao giờ trở lại … tất cả đều mang hàm nghĩa chỉ sự quyết chí lên đường với tinh thần xả thân vì nghĩa lớn của người tráng sĩ.

     – Nghĩ về một dải biên cương chứa đầy kỉ niệm, nhân vật trữ tình của bài thơ khẳng định dứt khoát: Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Ý thơ ở đây có điểm gần gũi với ý thơ trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ: Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn/ Để hồn ta phảng phất được gần ngươi … Có thể diễn ý mấy câu thơ của Quang Dũng như sau: Ai đã từng lên Tây Tiến, ai đã từng có một thời Tây Tiến thì dù có đi đâu, đến chân trời nào, hồn vẫn gửi về nơi đó, vẫn quấn quyện với từng ngọn núi, con thác, bờ lau, với những bản làng thấp thoáng trong màn mưa xa khơi … Rõ ràng, đây đúng là những câu thơ đã trình bày một cách thật cô đọng bao tình cảm nhớ thương mà các chiến sĩ Tây Tiến dành cho mảnh đất mình từng đi qua, từng sống trong một thời “gian lao mà anh dũng”.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu