/tmp/rjtzw.jpg
Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích
1. Thí nghiệm 1:
– Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
– Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.
2. Thí nghiệm 2:
– Hiện tượng:
+ Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.
+ Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.
– Giải thích:
+ Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.
+ Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.
1. Phần đánh giá
Nhận xét |
Điểm |
||||
Thao tác TN (3đ) |
Kết quả TN (2đ) |
Nội dung tường trình (3đ) |
Chuẩn bị dụng dụ, vệ sinh (2đ) |
Tổng số (10 đ) |
|
|
|
|
|
|
2. Nội dung thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1. Sự lan tỏa của amoniac
– Dụng cụ hóa chất:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, nút cao su, giá để ống nghiệm
+ Hóa chất: amoniac, quỳ tím tẩm nước, bông thấm dung dịch amoniac.
– Cách tiến hành:
+ Thử tính chất của NH3với giấy quỳ tím ẩm trước (NH3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh)
+ Bỏ một mẩu giấy quỳ tìm đã tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút bông có được tẩm dung dịch amoniac. Đậy ống nghiệm.
– Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
– Giải thích: Từ bông tẩm dung dịch amoniac, khí amoniac bay ra di chuyển theo các phân tử không khí trong bình tới mẩu giấy quỳ tím làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
b. Thí nghiệm 2. Sự lan tỏa của kali penmanganat (thuốc tím) trong nước.
– Dụng cụ hóa chất:
+ Dụng cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh
+ Hóa chất: nước, kalipenmanganat (thuốc tím)
– Cách tiến hành:
+ Bỏ một ít mảnh vụn tinh thể thuốc tím vào cốc nước (1), khuấy đều cho tan hết.
+ Lấy một lượng thuốc tím như trên bỏ vào vào cốc nước (2). Cho từ từ, rơi từng mảnh. Để yên cốc (2) không khuấy.
+ Quan sát sự đổi màu của nước ở những chõ có thuốc tím. So sánh màu nước hai cốc.
– Hiện tượng:
+ Ở cốc 1: Sau khi dùng đũa thủy tinh khuấy đều, nước trong cốc có màu tím.
+ Ở cốc 2: Khi thả từng chút thuốc tím xuống cốc nước, chỉ những chỗ có thuốc tím có màu tím, nhưng để một thời gian thì cốc nước cũng có màu tím.
– Giải thích:
+ Ở cốc 1 do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc nước có màu tím.
+ Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.
Cách 2: Bản tường trình thí nghiệm sự lan tỏa của chất
Mô tả những gì quan sát được ở mỗi thí nghiệm và giải thích.
Thí nghiệm 1:
Giấy quỳ tím ẩm sau một thời gian ngắn thì nó chuển sang màu xanh. Tại vì do amoniac có sự lan toả khí. Lúc đầu amoniac có sự lan toả khí ít sau đó amniac có sự lan toả khí nhanh dần cho nên làm cho giấy quỳ tím ẩm dần chuyển sang màu xanh.
Thí nghiệm 2:
– Ở cốc 1: thuốc tím tan nhanh, chất lảng có màu tím.
– Ở cốc 2: thuốc tím tan từ từ, tan chậm. Nước dần dần chuyển sang màu tím.
Giải thích:
– Cốc 1: thuốc tím lan toả nhanh vì ở trạng thái lỏng các hạt nguyên tử ở gần sát nhau và chuyển động truợt lên nhau cho nên khi ta khuất đều thi thuốc tím và phân tử của nước nằm xen kẽ nhau với một thời gian nhanh và nó chuyển sang màu tím cũng rát nhanh.
– Ở cốc 2: thì các nguên tử của thuốc tím không được khuấy hay chạm vào nên nguên tử thuốc tím phải từ từ len lõi qua kẽ hỡ của phân tử nuớc.
Trên là kết quả bài 7 bài thực hành 2 sự lan tỏa của chất chương 1 hóa học lớp 8. Nhận biết được phân tử là hạt hợp thành của hợp chất và đơn chất phi kim. Rèn kỹ năng sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.