/tmp/stywo.jpg
1. Điều chế và chứng minh tính khử của H2S.
– TN: Điều chế khí H2S bằng cách cho FeS tác dụng với dd HCl. Sau đó đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn. Quan sát hiện tượng.
– Hiện tượng: H2S thoát ra có mùi trứng thối. H2S cháy trong không khí ngọn lửa màu xanh.
– PTHH: 2HCl + FeS → FeCl2 + H2S.
2H2S + O2 → 2S + 2H2O.
H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.
– Giải thích hiện tượng:
FeS xảy ra phản ứng trao đổi với HCl sinh ra khí H2S mùi trứng thối.
H2S đã bị oxi hóa bởi oxi, cháy với ngọn lửa xanh tạo ra S
2. Tính khử của SO2.
– TN: Điều chế SO2 bằng cách đun nóng dung dịch H2SO4 với muối Na2SO3 (như H6.5 trang 137 SGK)
– Dẫn khí SO2 vừa điều chế được vào dung dịch brom.
– Quan sát hiện tương.
+ Hiện tượng: Mất màu dung dịch brom.
+ PTHH: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
+ Giải thích hiện tượng: phản ứng giữa Na2SO3 và H2SO4 tạo ra khí SO2 làm mất màu dd nước brom.
3. Tính oxi hóa của SO2
– TN: Dẫn khí H2S điều chế được ở trên vào nước ta được dung dịch axit sunfuhidric.
Dẫn khí SO2 điều chế được ở TN2 vào dd H2S. Quan sát hiện tượng
– Hiện tượng: Có vẩn đục, màu vàng.
– PTHH: SO2 + H2S → 3S + 2H2O.
SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử
– Giải thích hiện tượng: SO2 đã oxi hóa H2S tạo ra S có màu vàng.
4. Tính oxi hóa của H2SO4đặc.
TN: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Cho 1 vài lá đồng nhỏ vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh và có bọt khí xuất hiện
PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O.
Cu là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa.
Giải thích: Cu bị oxi hóa bởi H2SO4 tạo dung dịch màu xanh và sinh ra khí SO2.
Dựa vào báo cáo thực hành điều theo mẫu sau