Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ | Myphamthucuc.vn

Báo cáo Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ sgk Vật lí 9 bao gồm đầy đủ lý thuyết, công thức, định luật, chuyên đề có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn vật lí lớp 9, ôn thi vào lớp 10.

Lý thuyết cơ bản về thấu kính:

– Thấu kính là một khối chất trong suốt trong đó có 2 mặt cong hoặc 1 mặt cong và 1 mặt phẳng. Đường thẳng nối hai tâm của mặt cầu được gọi là trục chính. Quang tâm O của thấu kính là giao điểm của thấu kính và trục chính. Bất kì tia sáng nào đi qua O đều truyền thẳng.

– Thấu kính lồi (thấu kính hội tụ) có rìa mỏng. Chiếu chùm tia tới song song vào thấu kính lồi sẽ thu được chùm tia ló hội tụ

– Thấu kính lõm (thấu kính phân kì) có rìa dày. Chiếu chùm tia tới song song vào thấu kính lõm sẽ thu được chùm tia ló phân kì.

Chuẩn bị thực hành

1. Dụng cụ (cho mỗi nhóm học sinh)

– Một thấu kính hội tụ có tiêu cự cần đo.

– Một vật sáng có hình dạng chữ L hoặc F…

– Một màn ảnh.

– Một giá quang học thẳng trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh. Vị trí vật, thấu kính và màn ảnh có thể xác định được một cách chính xác.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy bài Tự tình 2 lớp 11 ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

– Một thước thẳng chia độ đến milimet.

2. Lí thuyết

a) Dựa vào cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ, hãy chứng minh rằng: Nếu ta đặt một vật AB có độ cao là h vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng bằng 2 lần tiêu cự (OA=2f) thì ta sẽ thu được một ảnh ngược chiều, cao bằng vật (A’B’ = h’ = h = AB) và cũng nằm cách thấu kính khoảng 2f.

Khi đó, khoảng cách giữa vật và ảnh sẽ là 4f. (hình 46.1)

b) Từ kết quả trên, ta suy ra cách đo f.

Thoạt tiên đặt vật và màn ảnh khá gần thấu kính, cách thấu kính những khoảng bằng nhau d = d’.

Xê dịch đồng thời vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính, nhưng phải luôn luôn giữ sao cho d = d’, cho đến khi thu được một ảnh rõ nét, cao vằng vật. Lúc này ta sẽ có d = d’ = 2f và d + d’ = 4f.

3. Chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu dưới đây

Nội dung thực hành

1. Lắp ráp thí nghiệm

Vật được chiếu sáng bằng một ngọn đèn.

Thấu kính phải đặt ở đúng giữa giá quang học. Cần phải luyện cách đọc số chỉ của thước đo để xác định vị trí của vật và màn ảnh một cách chính xác.

2. Tiến hành thí nghiệm

a) Đo chiều cao của vật.

b) Dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà ngắn gọn nhất | Myphamthucuc.vn

c) Khi đã thấy ảnh rõ nét, cần kiểm tra lại xem hai điều kiện d = d’, h = h’ có được thoả mãn hay không.

d) Nếu hai điều kiện trên đã được thoả mãn thì đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh và tính tiêu cự của thấu kính theo công thức: 

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 2)

3. Mẫu báo cáo

Chú ý: Dưới đây chỉ là bài mẫu tham khảo, khi làm bài thực hành bài các bạn cần thay số đo mà mình đã đo được trên trường để có một bài báo cáo thực hành đúng.

THỰC HÀNH: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ

Họ và tên:……………….Lớp:…………..

1. Trả lời câu hỏi

a) Dựng ảnh của một vật AB có độ cao là h và vuông góc với trục chính của TKHT và cách thấu kính một khoảng d = 2f.

Trả lời:

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 3)

b) Dựa vào hình vẽ để chứng minh rằng trong trường hợp này thì ta thu được ảnh ngược chiều cao bằng vật và khoảng cách từ vật và từ ảnh đến thấu kính là bằng nhau (d’ = 2f).

Trả lời:

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 4)

c) Ảnh này có kích thước như thế nào so với vật?

Trả lời:

Ảnh thật A’B’ có kích thước bằng vật: AB = A’B’ hay h = h’.

d) Công thức tính tiêu cự thấu kính trong trường hợp này?

Trả lời:

Ta có:

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 5)

e) Tóm tắt các bước tiến hành đo tiêu cự thấu kính hội tụ theo phương pháp này.

Trả lời:

– Đo chiều cao của vật, đánh dấu chiều cao này trên màn ảnh.

– Dịch chuyển vật và màn ảnh ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi thu được ảnh rõ nét

Xem thêm:  Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt ngắn gọn | Myphamthucuc.vn

– Kiểm tra lại xem các điều kiện d = d’ và h = h’ có thỏa mãn hay không.

– Tính tiêu cự của thấu kính theo công thức: 

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 6)

2. Kết quả đo

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 7)

Giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được là:

Bài báo cáo thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ (ảnh 8)
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập