/tmp/zgndi.jpg
Câu 1 trang 42 GDQP 12: Trình bày hệ thống nhà trường Quân đội nhân dân.
Hệ thống nhà trường quân đội
a. Các học viện:
HVQP, HVLQ, HVCTQS, HVHC, HVKTQS, HVQY, HVKHQS, HVHQ, HVPK-KQ, HVBP
Học viện Phòng Không – Không Quân
b. Các trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng:
SQLQ1, SQLQ2, SQCT, SQPB, SQCB, SQTT, SQT-TG, SQĐC, SQPH, ĐHVH-NTQĐ, CĐKTV-H-P.
Đại học Văn hóa – Nghệ Thuật Quân Đội
* Ngoài ra còn có các trường quân sự: QK, QĐ, tỉnh, thành phố, trường trung cấp chuyên ngành, dạy nghề…
Câu 2 trang 42 GDQP 12: Trình bày đối tượng và tiêu chuẩn tuyền sinh đào tạo sĩ quan bậc đại học trong các trường quân đội. Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào học một trường của quân đội?
Tuyển sinh đào tạo sĩ quan cấp phân đội bậc đại học trong các trường quân đội
a. Đối tượng:
– Quân nhân tại ngũ.
– Công nhân viên chức quốc phòng.
– Nam thanh niên ngoài quân đội.
– Nữ thanh niên ngoài quân đội và nữ quân nhân.
b. Tiêu chuẩn tuyển sinh:
– Tự nguyện đăng ký dự thi.
– Có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng.
– Tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông đủ điểm qui định vào trường dự thi.
– Sức khỏe theo qui định.
c. Tổ chức tuyển sinh quân sự:
* Phương thức tiến hành tuyển sinh quân sự:
– Hàng năm, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Tất cả các thí sinh phải qua sơ tuyển
* Môn thi, nội dung và hình thức:
Thông tin trong cuốn: “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng” hàng năm.
* Các mốc thời gian:
Theo qui định chung của Nhà nước.
* Chính sách ưu tiên:
Theo qui định chung của Nhà nước.
*Dự bị đại học
Đối với một số đối tượng được hưởng chính sách.
* Suy nghĩ của em khi được trúng tuyển vào một trường quân đội:
Khi được trúng tuyển vào 1 trường quân đội. Em cảm thấy thật vinh dự và tự hào. Vì khi vào trường quân đội em sẽ được học tập và rèn luyện trong môi trường đầy tính kỉ luật, khiến bản thân sẽ trở nên mạnh mẽ, có thể đương đầu với khó khăn thử thách. Trường quân đội cũng có rất nhiều ưu ái về học phí, không phải thuê chỗ ở và đặc biệt là sau khi ra trường em sẽ được cống hiến cho Tổ quốc, giúp đỡ người dân và gia đình mình . Nhưng để có thể trúng tuyển vào 1 trường quân đội là 1 thử thách lớn đối với bản thân em và em sẽ phải cố gắng học tập hơn nữa.
Câu 3 trang 42 GDQP 12: Trình bày hệ thống nhà trường Công an nhân dân.
Hệ thống nhà trường Công an:
– Các học viện: Học viện An ninh, Học viện Cảnh sát, Học viện tình báo
Học Viện An Ninh
– Các trường đại học: Đại học An ninh, Đại học Cảnh sát, Đại học phòng cháy – chữa cháy.
– Các trường khác: Trung cấp An ninh I và II; Trung cấp Cảnh sát I, II và III; Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Công an; Trung cấp cảnh sát vũ trang; Bồi dỡng nghiệp vụ hậu cần Công an; Trường Văn hóa I, II, III.
Ngoài ra còn có 3 trung tâm bồi duỡng của các tổng cục; 64 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trực thuộc công an các tỉnh, thành phố.
Câu 4 trang 42 GDQP 12: Tiêu chuẩn tuyển sinh đào tạo bậc đại học trong các trường Công an nhân dân. Em có suy nghĩ gì khi trúng tuyển vào học một trường của công an?
Tuyển sinh và đào tạo đại học trong các trường công an nhân dân
a. Mục tiêu, nguyên tắc:
– Đúng qui trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn. Quy chế dân chủ.
– Nguyên tắc: Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ và hướng dẫn cụ thể.
b. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn:
– Trung thành với Tổ quốc, lý lịch bản thân, gia đình rõ ràng, gương mẫu, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, sức khỏe, trình độ học vấn, năng khiếu phù hợp, có nguyện vọng phục vụ trong công an.
– Có qui định cụ thể đối tợng, tiêu chuẩn và điều kiện, với từng lực lượng, từng vùng, miền và thời kỳ cụ thể.
* Lưu ý:
– Tất cả các thí sinh dự thi đều phải qua sơ tuyển.
– Về tuổi đời: Học sinh phổ thông không quá 20 tuổi; học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi.
– Học sinh nữ do chỉ tiêu tuyển sinh qui định.
– Thí sinh không trúng tuyển được tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng khối dân sự.
c. Ưu tiên tuyển chọn:
– Sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường dân sự có đủ tiêu chuẩn vào Công an. Công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi…
– Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ công an nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài công an.
– Bộ Công an có qui định cụ thể về thủ tục.
* Suy nghĩ của em khi được trúng tuyển vào một trường công an:
Trúng tuyển vào một trường công an sẽ khiến em và bố mẹ cảm thấy thật sự tự hào và hãnh diện. Công an luôn là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ ước mơ. Một mặt, khi học trong trường sẽ không phải đóng học phí, khi ra trường sẽ có việc làm, có lương ổn định cũng như đảm bảo được đời sống cho bản thân. Mặt khác, chọn vào ngành là đã sẵn sàng phục vụ, cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc.