/tmp/pffqv.jpg Bài 3. Trung Quốc (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Bài 3. Trung Quốc (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Bài 3: Trung Quốc

1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trước sự xâm lược của các nước đế quốc và thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh, từ giữa thế kỉ XIX nhân dân Trung Quốc liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân, phong kiến.

Hình 6: Các nước đế quốc san sẻ “chiếc bánh ngọt” Trung Quốc

– Năm 1901, nhà Mãn Thanh kí với các nước đế quốc Điều ước Tân Sửu, theo đó Trung Quốc phải trả một khoản tiền lớn để bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước đế quốc được quyền đóng quân ở Bắc Kinh => Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Nội dung Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc Phong trào Duy Tân Phong trào Nghĩa Hòa đoàn
Diễn biến chính – Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại Kim Điền – Quảng Tây, lan rộng khắp cả nước

– Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.

– Diễn ra 100 ngày.

Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ – Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại
Lãnh đạo Hồng Tú Toàn

– Khang Hữu Vi

– Lương Khải Siêu

Lực lượng Nông dân Quan lại, sĩ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân
Nguyên nhân thất bại

– Thiếu tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị)

– Nội bộ lủng củng (Do tranh giành quyền lực đã chia bè cánh sâu sắc)

– Mất lòng người (tư lợi) do muốn hủy bỏ hết truyền thống dân tộc

– Phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu các tư tưởng tiên tiến, không dựa vào lực lượng nhân dân.

– Vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do Thái hậu Từ Hi cầm đầu.

– Thiếu sự lãnh đạo thống nhất.

– Thiếu vu khí chiến đấu.

Tính cất, ý nghĩa

– Là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, chống phong kến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.

– Lần đầu trong lịch sử Trung Quốc, chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ,… được đề ra

Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.

 – Phong trào yêu nước chống đế quốc.

– Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.

* Nguyên nhân thất bại chung của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

– Triều đình Mãn Thanh suy yếu, cấu kết với đế quốc.

– Thiếu vũ khí chiến đấu.

– Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị vững mạnh, thực lực và thế lực của giai cấp tư sản còn quá yếu.

– Các nước đế quốc đang phát triển mạnh

* Cải cách ở Nhật Bản thành công vì:

– Người tiến hành cải cách Minh Trị, nắm trong tay quyền lực tuyệt đối và là người có tư tưởng du y tân tiến bộ.

– Được sư ủng hộ của các tầng lóp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp Samurai.

– Trước khi tiến hành cải cách, kinh tế TBCN tương đối phát triển mạnh ở Nhật.

* Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì:

– Vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu, đứng đầu là Tư Hi Thái Hậu.

– Vua Quang Tự chỉ là bù nhìn, không có quyền lực thực sự.

– Phong trào chỉ phát triển chủ yếu ở tầng lớp quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, không nhận được sư ủng hộ của đông đảo nhân dân.

– Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc kém phát triển

2. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi  (1911)

a, Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội

Lý thuyết Sử 11: Bài 3. Trung Quốc

– Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

– Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn tập hợp giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội – chính Đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc.

– Thành phần: tri thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, cùng một số ít đại biểu công nông.

– Cương lĩnh chính trị: theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nêu rõ: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”

– Mục tiêu: lật đổ Mãn Thanh, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.

b, Cách mạng Tân Hợi 1911

Lý thuyết Sử 11: Bài 3. Trung Quốc

Hình 8: Lược đồ cách mạng Tân Hợi

* Nguyên nhân

– Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến

– Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc (quốc hữu hóa đường sắt) nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.

*Diễn biến:

–  Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung Trung Quốc.

– Ngày 29/12/1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh

+ Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc.

+ Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời.

+ Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.

– Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.

=> Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (12/2/1912), Viên Thế Khải làm Tổng thống (6/3/1912) – thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.

* Tính chất – ý nghĩa: là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản

+ Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á.

* Hạn chế

– Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.

– Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

–  Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

=> Cách mạng Tân Hợi (1911) mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

* Nguyên nhân thất bại

– Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến, chưa tấn công đế quốc.

– Chưa giải quyết vấn đề thiết yếu cho dân cày: Ruộng đất.

Xem tiếp: Lý thuyết Sử 11 Bài 4. Các nước Đông Nam Á (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập
Xem thêm:  Kể truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em | Myphamthucuc.vn

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu