/tmp/grpek.jpg
Nội dung bài viết
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX:
– Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.
– Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
=> Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cụ thể:
+ Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương
+ Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
+ Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
=> Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.
=> Các trào lưu cải cách duy tân ra đời
1. Hoàn cảnh
– Đất nước ngày càng nguy khốn.
– Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân.
=> Một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa,…. của nhà nước phong kiến.
*Bảng nội dung của các đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX
* Kết cục: không thực hiện được
Vì: Tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. Nhà Nguyễn bảo thủ.
* Ý nghĩa:
– Đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ.
– Phản ánh trình độ nhận thức của người Việt Nam hiểu biết thức thời.
Xem tiếp: Lý thuyết sử 8 Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam