/tmp/ssedo.jpg
Nội dung bài viết
1. Thước đo chiều dài
a. Thước lá
Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ.
– Dày : 0,9 – 1,5 mm
– Rộng: 10 – 25 mm
– Dài: 150 – 1000 mm
– Vạch đo: 1mm
b. Thước cặp
– Cấu tạo gồm 8 bộ phận
– Chế tạo bằng thép ( inox ) không gỉ có độ chính xác cao ( 0,1 đến 0,05 mm ).
– Dùng để đo đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ với kích thước không lớn lắm.
c. Thước đo góc
– Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.
– Thước đo góc có cấu tạo như hình vẽ
– Êke, ke vuông: đo và kiểm tra các góc đặc biệt.
– Thước đo góc vạn năng: xác định các góc bất kì.
– Mỏ lết, Cờ lê : dùng tháo lắp
+ Gồm phần mở và phần cán, phần mở của mỏ lết có thể điều chỉnh.
+ Dùng để tháo – lắp các loại bulông – đai ốc
– Tua vít: tháo lắp ốc vít
+ Gồm phần đầu và phần cán, phần đầu có dạng dẹp hoặc chữ thập.
+ Dùng để tháo – lắp các loại vít.
– Êtô: dùng để kẹp chặt vật khi gia công
+ Gồm má động, má tĩnh, tay quay.
+ Dùng để kẹp chặt vật dựa vào khả năng chịu lực của trục vít.
– Kìm:
+ Gồm phần mỏ và phần cán.
+ Dùng để kẹp giữ vật nhờ vào lực của bàn tay.
– Búa:
+ Đầu búa và cán búa.
+ Dùng để tạo một lực đóng vào một vật khác.
– Cưa:
+ Khung cưa, vít điều chỉnh, chốt, lưỡi cưa, tay cầm.
+ Dùng để cắt các loại vật liệu.
– Đục: dùng để chặt kim loại
+ Phần đầu, thân và lưỡi đục.
+ Dùng để chặt đứt hay đục rãnh.
– Dũa:
+ Lưỡi dũa và cán dũa.
+ Dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên bề mặt vật liệu.
→ Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí bao gồm:
– Dụng cụ đo,dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.
– Chúng dùng để xác định hình dạng, kích thước và tạo ra các sản phẩm cơ khí
– Hiện nay để nâng cao năng suất , ta đã sử dụng rất nhiều máy thế cho các dụng cụ bằng tay. Song, người thợ hoặc người bình thường cũng phải thành thạo việc sử dụng các dụng cụ bằng tay- đó cũng là cơ sở quan trọng để làm việc.
Tham khảo thêm Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 21. Cưa và đục kim loại