Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

I. ÁNH SÁNG

– Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng.

1. Cường độ ánh sáng

– Điểm bù ánh sáng: là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp.

– Điểm bảo hòa ánh sáng: là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại.

2. Quang phổ ánh sáng

– Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp.

– Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và đỏ (tia xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin; các tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohiđrat).

– Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ; buổi trưa nhiều tia xanh tím).

II. NỒNG ĐỘ CO2

– Tăng nồng độ CO2 → tăng cường độ quang hợp, sau đó tăng chậm đến trị số bảo hòa CO2.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật Tấm (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

– Trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác (thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp).

Lý thuyết Sinh 11: Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

III. NƯỚC

– Khi cây thiếu nước từ 40% đến 60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.

– Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.

IV. NHIỆT ĐỘ

– Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.

– Nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng.

– Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đều làm ngừng quang hợp.

+ Nhiệt độ tối ưu cho quang hợp: 25 – 35C.

+ Thực vật ngừng quang hợp ở 45 – 50C.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 10. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

V. NGUYÊN TỐ KHOÁNG

– Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp:

+ N, P, S: tham gia tạo thành enzim quang hợp.

+ N, Mg: tham gia hình thành diệp lục.

+ K: điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá.

+ Mn, Cl: liên quan đến quang phân li nước.

VI. TRỒNG CÂY DƯỚI ÁNH SÁNG NHÂN TẠO

– Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng.

– Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh → đảm bảo cung cấp rau quả tươi ngay cả khi mùa đông.

Xem thêm:  Tóm tắt đoạn trích Hai cây phong | Myphamthucuc.vn

– Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập