/tmp/gwuvt.jpg
Nội dung bài viết
“Rừng xà nu” là một truyện ngắn được viết khi tác giả của nó đang ở độ chín của tài năng. Cảm hứng của truyện được khởi phát từ một triết lí xã hội – nhân sinh nảy ra từ máu lửa của một thời đại thương đau mà vô cùng anh hùng. Nguyễn Trung Thành đã đưa người đọc đến những trang văn thẫm đẫm sức mạnh đoàn kết của dân làng Xô Man. Gắn bó với họ chính là hình tượng những cây xà nu xuất hiện ngay từ đoạn mở đầu của tác phẩm. Sức mạnh của những cây xà nu đó cũng chính là sức mạnh của sức sống kiên cường của con người Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc” – truyện của Nguyên Ngọc đã mở đầu như vậy. Chỉ vỏn vẹn trong chín chữ mà ông đã dựng lên cả một tư thế trong sự đối diện cùng cái chết, cùng sự đe dọa của sự hủy diệt tàn bạo. Cách mở đầu của truyện như vậy thật cô đúc, gọn gàng mà vẫn đầy uy nghi, tầm vóc. Và nhất là những câu văn đẹp ngào ngạt, nồng nàn, rức rỡ là tấm ngực – rừng xà nu vĩ đại dưới choi chang gay gắt nắng hè.
Đã có rất nhiều tác phẩm hay viết về chiến tranh, về người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của dân tộc, đó là những câu chuyện đi cùng năm tháng như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, là “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, và với tôi một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm nhất là “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Truyện viết về cuộc đấu tranh đồng khởi của làng Xô Man, viết về quá trình trưởng thành từ những đau thương của Tnú để trở thành người cán bộ cách mạng mẫu mực. Tuy viết về những đối tượng cụ thể, không gian nghệ thuật cũng được giới hạn trong không gian rộng lớn của Tây Nguyên đại ngàn nhưng tầm vóc sử thi của tác phẩm lại thật lớn lao, qua câu chuyện về Tnú, về không khí đấu tranh của làng Xô Man ta lại thấy được trọn vẹn không khí hào hùng, thấy được từng bước trưởng thành của cách mạng miền Nam: từ vũng bùn của đau thương mất mát, chúng ta đứng lên đấu tranh để làm chủ cuộc sống, hướng đến ánh sáng của tự do.
Nguyễn Trung Thành hay còn có bút danh là Nguyên Ngọc là một trong những nhà thơ nổi tiếng trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, không chỉ sáng tác văn chương phục vụ cách mạng mà ông còn trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là những năm giặc Mỹ bắn phá ác liệt nhất. Quá trình sống và chiến đấu nhiều năm trên mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, gắn bó cùng với những con người nơi đây đã để lại trong trái tim tác giả nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều đó trở thành tiền đề giúp tác giả viết nên nhiều tác phẩm xuất sắc về đề tài “chiến tranh cách mạng – lực lượng vũ trang” dựa trên hình tượng chiến trường Tây Nguyên đầy máu, lửa cùng những người con anh hùng, mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong tác phẩm nổi tiếng và xuất sắc nhất của mình – Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành xung quanh việc khắc họa hình ảnh dân làng Xô-man đánh Mỹ và hình tượng cây xà nu kiên cường giữa mưa bom bão đạn, thì nhân vật Tnú chính là điểm sáng rực rỡ mà tác giả tập trung khai thác, khắc họa thông qua nhiều hình thức khác nhau, để làm nổi bật nên những phẩm chất anh hùng của con người Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ.
Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có cho riêng mình một vùng đất gắn bó thiết tha. Đó là Tô Hoài yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp của rừng núi và con người Tây Bắc hay Nguyễn Quang Sáng sống trọn đời mình với vùng đất Nam Bộ bình dị mà thân thương. Đến với Nguyễn Trung Thành, ta bắt gặp một tâm hồn gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên, nơi có những đồi xà nu đại ngàn và những con người anh dũng, kiên trung. “Rừng xà nu” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành con người và mảnh đất anh hùng ấy. Bằng ngòi bút tài hoa và thấm đẫm yêu thương của mình, tác giả đã xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, đại điện cho lớp lớp những con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, trong đó Tnú là hình tượng tiêu biểu nhất.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn đã sống và gắn bó với chiến trường Tây Nguyên trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính mảnh đất và tình người nơi đây đã phả hồn vào những trang viết của nhà văn và để lại dấu ấn sâu đậm qua: “Đất nước đứng lên” và “Rừng xà nu”. Trong số đó, “Rừng xà nu” được xem là một khúc hùng ca – một “Bản hịch thời đánh Mỹ”. Tác phẩm có kết cấu độc đáo – truyện lồng truyện, truyện của cuộc đời những cánh rừng xà nu quyện hòa vào cuộc đời của nhân vật chính – Tnú. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp, bất tận về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn của dân tộc. Ấn tượng sâu đậm nhất, khắc sâu nhất trong tác phẩm này chính là hình tượng nhân vật Tnú – một nhân vật mang tầm vóc sử thi của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên anh hùng.