/tmp/crkpc.jpg
Tuyển tập Bộ đề Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Em là cô gái hay nàng tiên đọc hiểu đầy đủ nhất.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Trích Người con gái Việt Nam – Tố Hữu)
Câu 1 (0,25 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!
Câu 3 (0,25 điểm): Trong đoạn thơ trên, Tố Hữu đã viết về người con gái anh hùng nào trong lịch sử dân tộc?
Câu 4 (0,25 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Lời giải
Câu 1: Đoạn thơ viết theo thể tự do.
Câu 2: Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng ở câu thơ thứ nhất đã kể ra những hình thức tra tấn dã man, tàn bạo của bọn Mĩ – Diệm với những chiến sĩ cộng sản Việt Nam. Song “Không giết được em, người con gái anh hùng!” – nó cũng càng làm nổi bật vẻ đẹp kiên cường, dũng cảm của người con gái Việt Nam.
Câu 3: Trong đoạn thơ trên, Tố Hữu đã viết về chị Nguyễn Thị Lý.
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng ấy được tác giả thể hiện với thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu?
Câu 4: Trong khoảng từ 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống của tuổi trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích.
Lời giải:
Câu 1: Đoạn thơ trên được sáng tác trong giai đoạn văn học 1945 – 1975.
Câu 2: Hình tượng trung tâm của đoạn thơ là hình tượng người con gái Việt Nam (nữ anh hùng Trần Thị Lý)
Hình tượng nhân vật được thể hiện với thái độ:
* Ngợi ca:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng?
[…]
Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!
* Thương xót:
Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ mở đầu là:
– Biện pháp so sánh: cô gái – nàng tiên; mái tóc – mây; đôi mắt – chớp lửa đêm đông. Những hình ảnh so sánh gọi tả vẻ đẹp của người con gái Trần Thị Lý. Những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp hoàn hảo được nhìn thẳng bảng con mắt yêu thương, ngợi ca của tác giả.
– Biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ: bốn câu hỏi tu từ. Hỏi nhưng không có hàm ý nghi vấn mà nhằm khẳng định vẻ đẹp của người con gái Việt Nam anh hùng.
Câu 4: Học sinh triển khai theo suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
– Khổ thơ cuối cùng của đoạn trích đưa ra một lẽ sống: sống là cống hiến, sống cho lẽ phải. Quan niệm sống được đưa cách ngày nay nửa thế kỉ nhưng vẫn còn nguyên giá trị.
– Để cuộc đời mỗi con người trôi qua không vô nghĩa, con người không thể chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà cần phải biết hy sinh và cống hiến, tạo nên những giá trị cho cuộc đời chung.