/tmp/fmzsk.jpg Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Tổng hợp Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội do Top lời giải sưu tầm và biên soạn. Qua dàn ý và các bài văn mẫu được biên soạn ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu, các cách hành văn khác nhau, qua đó có thể tiếp cận vấn đề cần nghị luận với cái nhìn đa chiều, mới mẻ hơn. Mời các bạn cùng xem!

Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề: Gia đình là gì? Những quan điểm về gia đình:

– Gia đình là nơi ta được che chở, đùm bọc

– Là nơi ta được yêu thương, chăm sóc

– Là nơi ta được thoải mái, không nợ nần, ân oán

– Là nơi mà ta về mỗi khi mệt mỏi

– Là nơi chưa đầy tình yêu thương

b. Vai trò và tầm quan trọng của gia đình

– Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên

– Là nơi con cái tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn

– Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau

– Là cái nôi giáo dục nên nhân phẩm và tính cách của con trẻ.

– Là yếu tố tác động đến tâm lý và lối sống của các thành viên trong gia đình.

– Gia đình có nhiều tranh chấp, bất hòa khiến các thành viên dễ bị tổn thương và mặc cảm.

– Con trẻ nếu không được gia đình bảo bọc và dạy dỗ sẽ dễ gục ngã trước khó khăn, cám dỗ từ xã hội….

c. Biện pháp để có một mái ấm gia đình hạnh phúc

– Xây dựng không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc và no đủ.

– Mỗi gia đình biết cách giáo dục, quan tâm và chăm sóc con trẻ.

– Không nên tách rời bản thân khỏi tình yêu thương và sự quan tâm từ phía gia đình….

d. Liên hệ gia đình em

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của mái ấm và tình cảm gia đình.

Nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội – Bài mẫu 1

     Trong cuộc đời của mỗi con người, người ta có thể đi đến nhiều nơi hay có nhiều nơi để đến nhưng duy nhất chỉ có một nơi để trở về đó chính là gia đình. Gia đình là duy nhất và thiêng liêng nhất với mỗi người, chỉ có tình cảm gia đình mới là thứ tình cảm vô điều kiện, giống như câu nói “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Vai trò của gia đình đối với cuộc sống con người là vô cùng quan trọng, dù cuộc đời bạn có tốt đẹp đến đâu nhưng nếu không có gia đình thì đó vẫn chỉ là cuộc đời bất hạnh.

     Vậy gia đình là gì và chúng ta hiểu như thế nào là gia đình? Theo định nghĩa khoa học, gia đình là một cộng đồng người cùng chung sống, gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ huyết thống, hôn nhân và tình cảm, cũng có thể là quan hệ nuôi dưỡng hay giáo dục. Gia đình đã tồn tại từ rất sớm và trải qua quá trình phải triển lâu dài, có thể nói gia đình có ý nghĩa quan trọng không chỉ với con người mà còn tác động mạnh mẽ đến xã hội. Đối với xã hội, gia đình là một thiết chế xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Đối với con người, gia đình mang nhiều vai trò quan trọng bậc nhất mà không có một tổ chức hay cộng đồng nào có thể thay thế được. Gia đình là nơi có cha và mẹ của ta, là nơi ta được sinh ra, là cội nguồn tồn tại của ta trên cõi đời này; mọi người trong gia đình đã cho ta được tồn tại, được yêu thương vô bờ bến. Cho ta một không gian sống để bước những bước đầu tiên trong cuộc đời, khi ta còn quá non nớt và bé bỏng, gia đình là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng và che chở cho ta được an toàn lớn lên. Chỉ có tình cảm của những người trong gia đình mới là thứ tình cảm cho đi mà không cần nhận lại, nơi đó chan chứa bao nhiêu tình cảm thương yêu, đùm bọc và cao đẹp mà những người thân dành cho nhau. Đến khi chúng ta lớn lên và trưởng thành, bước ra ngoài cuộc sống để mưu sinh, ai cũng phải đối mặt với khó khăn và thử thách của cuộc đời, đứng trước khó khăn đó gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho ta sức mạnh và niềm tin giúp đỡ ta vượt qua khó khăn. Dù có thất bại hay gục ngã trước sóng gió cuộc đời, chúng ta vẫn có một nơi bình yên nhất là mái ấm gia đình để trở về. Mãi cho đến khi cuối đời, chúng ta đã nếm trải đủ vị đắng cay ngọt bùi của cuộc sống, đã đến lúc nghỉ ngơi thì gia đình lại là một bến đỗ cho tất cả mọi người. Ai chẳng muốn những năm tháng còn lại của cuộc đời được sống bên người thân yêu, được sống trong tình cảm yêu thương, tránh xa mọi bộn bề và bon chen của cuộc sống, có gia đình để nương tựa lúc về già là hạnh phúc lớn lao. “Gia đình giống như một cái cây”, mỗi cá nhân chúng ta giống như cành cây, trưởng thành theo nhiều hướng khác nhau nhưng vẫn chung một cội rễ. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách con người cho chúng ta, mái ấm gia đình cũng là mái trường đầu tiên ta được học, học từ những thứ căn bản, đơn sơ nhất trong nếp sống, sinh hoạt đến cách đối nhân xử thế. Chính vì vậy, người ta thường nói gia đình phải có gia phong, lễ nghĩa, nề nếp và nếp sống của gia đình sẽ quyết định đến chiều hướng phát triển nhân cách của chúng ta. Một gia đình gia giáo, con cái được dạy dỗ đến nơi đến chốn sẽ trở thành những người có phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, ngược lại nếu gia đình thường bất hòa, mâu thuẫn và chia rẽ sẽ khiến con cái lớn lên trong ác cảm, tự ti và thù hận. Nếu điều hạnh phúc nhất là có gia đình thì điều tồi tệ nhất chính là sự tan vỡ gia đình. Đối với người đã trưởng thành, đó là một mất mát to lớn, khiến họ mất đi chỗ dựa, chẳng còn bến đỗ bình yên để trở về, nhưng đã trưởng thành vẫn còn may mắn hơn là trẻ thơ, nếu trẻ thơ mất đi gia đình sẽ trở thành trẻ mồ côi, cơ nhỡ, không người chăm sóc, lang thang đầu đường xó chợ. Có thể nói, gia đình tan vỡ trẻ em sẽ là người chịu tổn thương và bất hạnh nhất. Đối với xã hội, khi gia đình tan vỡ giống như mất đi một tế bào có lợi, sản sinh ra thêm nhiều tế bào có hại, bởi không có gia đình con người ta khó được giáo dục nên người, khi ra ngoài xã hội chỉ gây ra những tệ nạn, thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến mọi người và bộ mặt xã hội.

Xem thêm:  Giáo án dạy trẻ kỹ năng không chơi những đồ có thể gây nguy hiểm | Myphamthucuc.vn

Nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội – Bài mẫu 2

Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội (ngắn gọn, hay nhất) (ảnh 2)

     Gia đình – hai từ nghe sao thân thương quen thuộc đến vậy. Gia đình là nơi chứng kiến mỗi con người lớn lên, trưởng thành, chập chững từ những bước đi đầu đời đến lúc lớn khôn rồi đến khi về già, đó là nơi tạo nên những người con ưu tú cho xã hội. Vì vậy, tình cảm gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng, ý nghĩa đặc biệt to lớn đối với đời sống của mỗi cá nhân con người.

     Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức cộng đồng nhỏ, có một nền thiết chế riêng và được hình thành trên quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình. Tình cảm gia đình là tình yêu thương, gắn bó, quan tâm sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Nó là một chìa khóa đặc biệt của mỗi đời sống con người.

     Trong mỗi gia đình, người cha, người mẹ luôn quan tâm chăm sóc cho con cái, họ nuôi dưỡng con cái từ khi lọt lòng, những bước đi đầu đời của con luôn có cha mẹ dìu dắt, nâng đỡ. Ông bà yêu thương, dành những tình cảm tốt nhất, những bài học hay cho con cháu. Con cháu thì “kính trên nhường dưới”, chăm sóc phụ dưỡng ông bà, cha mẹ. Anh chị em chia sẻ niềm vui, giúp đỡ nhau khi khó khăn. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành tình cảm cho nhau tạo ra những điều tốt đẹp nhất cho người thân của mình để tạo nên một gia đình văn hóa.

Xem thêm:  Bài 6. Thực hành biểu diễn vật thể – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

     Tình cảm gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Gia đình là một tổ ấm luôn mang hạnh phúc sự bình an cho mọi cá nhân. Hạnh phúc đơn giản đầu tiên đó là được sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng trong tình cảm gia đình, được sống trong một xã hội nhiều điều tốt đẹp và thú vị. Gia đình đem lại một tình yêu thương bao la, là thứ tình cảm cho đi mà không mong nhận lại, một thứ tình cảm trong sáng và quý giá biết bao. Gia đình là một điểm tựa vững chắc cho mỗi con người tìm về khi đi trên con đường đời đầy khó khăn. Những lúc mệt mỏi, vấp ngã, phải chăng điều đầu tiên ta nghĩ đến đó là gia đình, những người thân, và họ luôn ở đó, tiếp sức, cổ vũ, động viên, cho ta thêm nhiều sức mạnh để bước tiếp. Họ không ngần ngại che chở, bao dung khi ta yếu đuối, buồn phiền. Hơn thế nữa, ta là con người như thế nào đều nhờ vào gia đình. Gia đình chính là gốc rễ hình thành nên tính cách con người. Gia đình chính là trường học thu nhỏ đầu tiên của mỗi cá nhân, ở đó con người được giáo dục uốn nắn từ khi còn bé, tính cách, tâm hồn đạo đức đều được bồi dưỡng chuẩn mực theo hướng tích cực. Tình cảm của các thành viên trong gia đình đã tạo nên một sức mạnh tiềm tàng ẩn sâu, nó có ý nghĩa rất lớn với đời sống của mỗi con người.

     Nhưng, thật đáng buồn thay, có những gia đình lại là nơi gây ra những vết thương lòng lớn đối với con người. Đó là nạn bạo hành gia đình, chồng đánh vợ đã để lại những vết sẹo về mặt tinh thần cho con cái, người vợ. Ta có thể thấy rõ điều đó qua những nỗi đau của người vợ hay người con khi chứng kiến mẹ bị đánh đập, trong truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, thấy bố đánh mẹ, “thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương” và nó tuyên bố “Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Rồi đến những người cha, người mẹ tàn nhẫn bỏ rơi con của mình, đối xử tệ bạc với cha mẹ, anh chị em trong nhà ganh đua chia rẽ vì phân chia tài sản với nhau. Nếu những đứa trẻ mà sống trong một gia đình không có tình cảm, chúng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực rất lớn cho cuộc sống sau này, chúng sẽ trở nên yếu đuối, lo sợ, tự ti, trầm cảm, thậm chí là thù hận và cuộc sống của chúng có trở nên tốt đẹp được? Vì vậy, ta càng phải nhận thức được rõ về tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Để có một cuộc đời vui vẻ hạnh phúc, mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm xây dựng, giữ gìn tổ ấm của mình. Từ trẻ nhỏ đến người già trong gia đình hãy dành cho nhau tình cảm nhiều hơn, yêu thương, chở che đùm bọc lẫn nhau, bảo vệ một gia đình luôn bền vững.

     Tình cảm gia đình một thứ mộc mạc đơn sơ, nhưng nó lại rất quý giá, nó mang một sức mạnh to lớn cho mỗi cá nhân. Nếu mỗi cá nhân mà được thừa hưởng tình cảm đấy thì sẽ tạo nên được một gia đình đầm ấm hạnh phúc, từ đó nó sẽ là nền tảng để xây dựng được một xã hội văn minh và bền vững.

Xem thêm:  Phân tích 4 khổ thơ đầu bài Sóng (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội – Bài mẫu 3

     Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Gia đình là tế bào của xã hội”. Thật vậy, đó là nơi nuôi dưỡng, chở che cho mỗi chúng ta từ khi còn bé cho đến lúc lớn, nó luôn ở bên cạnh ta, nâng niu che chở cho mỗi chúng ta. Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Tất cả chúng ta ngồi đây ai cũng đã, đang và sẽ có một gia đình mà chắc rằng nó sẽ không bao giờ được như tôi mơ ước.

     Trong quá khứ, tôi đã từng có một gia đình, nơi đã nuôi dưỡng, che chở cho tôi từ lúc mới lọt lòng. Tôi sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bố mẹ. Tôi sống, sống trong sự quan tâm, sống trong sự chở che. Rồi dần dần, càng ngày tôi càng núp trong một cái bóng, cái bóng của chính tôi. Chẳng có gì tôi phải đụng tay đến, tôi chẳng được làm những gì mà mình thích. Tất cả phải theo ý bố mẹ.

     Bố vẫn thường dạy tôi về cách sống, cách làm người. Nhưng thử hỏi đã bao giờ tôi được làm chính tôi. Tôi luôn tự tạo cho mình một cái vỏ bọc để che giấu đi con người thực sự của mình. Mọi người thấy tôi hay cười nhưng có ai biết, đó chỉ là những nụ cười giả tạo mà tôi cố gắng để che giấu đi nỗi đau của chính bản thân mình. Tôi đã từng ghét chính cuộc sống đó. Nhiều lần, tôi đã cố gắng để thoát ra khỏi cái vỏ bọc ấy. Nhưng rồi, tôi lại càng tiến sâu hơn.

     Một ngày nọ, tôi phát hiện ra, bố tôi, người mà luôn che chở, dạy bảo cho tôi lại là một người, một người mà tôi khinh bỉ. Đúng là cha nào con ấy. Tôi tự tạo vỏ bọc cho mình để che giấu con người thật của tôi. Bố tôi cũng thế, ông đã tạo ra cho mình một cái vỏ bọc thật hoàn hảo để che giấu con người mình, lừa gạt tất cả, và cả tôi.

     Tôi sống vì cái gì? Gia đình ư? Nhiều lúc tôi đã dẫm đạp lên nó. Tôi tự tách mình khỏi gia đình, và tách ra khỏi chính bản thân tôi. Tôi hoàn toàn là một con người khác.

     Nhiều lúc chán cuộc sống giả tạo đó, tôi đã tìm, tìm đến một nơi, một nơi mà ở đó không có sự giả dối, và hơn cả, tôi được làm chính tôi: THẾ GIỚI ẢO. Dẫu biết rằng, tất cả chỉ là ảo, nhưng những gì tôi có thật gấp trăm nghìn lần cái thế giới mà tôi sống.

     Ở đó, có người mà tôi yêu, có sự quan tâm, có tất cả những thứ mà thế giới thật đã có, hoặc không có. Tôi đã tìm lại được tiếng cười, cười một cách thật tự nhiên. Có những buổi offline làm tôi nhớ mãi…

Một phút xa nhau vạn phút nhớ

Một lần gặp gỡ vạn lần mơ.

     Lạ thật, tôi đã từng mơ về một hạnh phúc được sống trong một gia đình thật, nhưng không ngờ đó chỉ là ẢO… Nhưng không sao, có lẽ đối với tôi đó cũng là một cái gì đó, một thứ gì đó thật khác biệt…

     Thật lạ, hôm nay, ngày tôi viết bài văn này cũng là ngày kỉ niệm, ngày chúng tôi gặp nhau trong một gia đình (ẢO). Nhưng tôi đang cố gắng gìn giữ một cái gì đó, dù biết nó chỉ là ẢO và lời nói có thể là giả tạo nhưng ít ra có còn hơn không. Hơn cả, tôi được làm chính tôi. Tương lai, một ngày nào đó tôi cũng sẽ có một gia đình. Gia đình đó sẽ như thế nào đây?

     Gia đình. Không biết đối với các bạn, đó là gì? Nhưng đối với tôi, nó là một cái gì đó mà có lẽ cả đời này tôi cũng chẳng bao giờ với tới được.

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay nghị luận xã hội về vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn
Bộ đề Đọc hiểu Trường ca những người đi tới biển hay nhất thi THPT Quốc gia | Myphamthucuc.vn

jun88

Liên hệ telegram @hanievu