/tmp/ktxga.jpg
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?
Soạn cách 1
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là sự giải thích về nguồn gốc của chiếc bánh, hai loại bánh này có từ xa xưa thời vua Hùng, là đặc sản truyền thống dân tộc Việt ta vì vậy cần giữ gìn và trân trọng thành quả của ông cha ta.
Hai chiếc bánh tuy làm từ những nguyên liệu bình dân gần gũi quen thuộc nhưng lại là thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Lúa gạo thật quý đã nuôi sống bao người dân ta và đặc biệt, ăn không bao giờ chán.
Qua đây còn đề cao tinh thần lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
⇒ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Soạn cách 2
Ý nghĩa về truyền thuyết:
– Giải thích nguồn gốc bánh chứng, bánh giầy
– Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước
– Đề cao giá trị lao động, nghề nông
– Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Soạn cách 3
Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy:
+ Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên Đán.
+ Thể hiện sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.
+ Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.