/tmp/poavs.jpg
1. Khái niệm công dân
-Công dân là dân của 1 nước, không phân biệt độ tuổi trình độ học vấn, nghề nghiệp, có quyền và nghĩa vụ công dân do pháp luật nước đó quy định.
2. Căn cứ để xác định công dân 1 nước?
-Quốc tịch là căn cứ để xác định Công dân của mỗi nước.
-Ở nước CHXHCN Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch, mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
-Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam
3. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
– Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
– Nhà nước CHXHCNVN đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.
4. Quyền và nghĩa vụ của công dân
* Quyền:
– Quyền được học tập.
– Quyền được PL bảo vệ về tính mạng, thân thể, nhân phẩm…
– Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
– Quyền tự do đi lại, cư trú.
* Nghĩa vụ:
– Nghĩa vụ học tập.
– Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
– Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
5. Bổn phận của trẻ em
– Cố gắng học tập tốt để nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức để trở thành người công dân hữu ích cho đất nước.
– Góp phần xây dựng tổ quốc Việt Nam ngày một phồn thịnh hơn
1. Cha mẹ Nam là công dân Việt Nam và đều là nhân viên Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức. Nam được sinh ra và lớn lên ở đó. Nam đi học cùng trẻ em Đức, học giỏi và nói tiếng Đức rất thạo. Nam chỉ khác người Đức ở mái tóc đen và nước da ngăm đen. Các bạn hỏi : “Nam là người nước nào, mang quốc tịch gì?”
Nam trả lời : “Tớ là người Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam”.
Theo em, bạn Nam nói thế có đúng không?
Trả lời:
Bạn Nam đã nói đúng. Vì theo Luật quốc tịch Việt Nam : Trẻ em sinh ra có cả cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam
2. Hiện nay có một số trẻ em có mẹ là người Việt Nam. Các em không có bố và cũng không biết bố là công dân nước nào ? Từ khi sinh ra các em đều được hưởng mọi chế độ chăm sóc về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội,…. do nhà nước quy định, không có một sự phân biệt đối xử nào. Nhưng một số người vẫn hoài nghi không biết các em có phải là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay không?
Em hãy thử lí giải tình huống trên?
Trả lời:
Trong trường hợp này, các em đều là công dân Việt Nam vì theo Luật quốc tịch Việt Nam : trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam
3. Ông Lee Trần là người Mĩ gốc Việt. Mùa hè vừa qua, ông đi theo tour du lịch về Việt Nam. Khi theo đoàn tham quan, ông phải trả phí dịch vụ theo mức của người nước ngoài. Ông ấy nêu ý kiến rằng vì mình là người gốc Việt nên chỉ trả phí dịch vụ như người Việt.
Ý kiến của ông Lee Trần như thế có đúng không? Vì sao?
Trả lời:
Ý kiến của ông Lee Trần như thế là không đúng vì dù ông là người Mĩ gốc Việt nhưng ông không có quốc tịch Việt Nam và không phải là công dân Việt Nam nên ông phải trả phí dịch vụ theo mức của người nước ngoài.
4. Nêu một số quyền, nghĩa vụ của trẻ em mà em biết?
Trả lời:
Quyền |
Nghĩa vụ |
– Không được phân biệt đối xử – Quyền được sống và phát triển – Quyền có tên và quốc tịch – Quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc mình – Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng – Quyền được bảo vệ để không bị lạm dụng – Quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế – Quyền được giáo dục – Quyền được vui chơi giải trí – Quyền được bảo vệ khỏi bị bóc lột về kinh tế – Quyền được tự do và không bị hành hạ về thể xác – Quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy. …………………………. |
– Chăm chỉ học tập để nâng cao kiến thức – Tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước – Vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ – Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội – Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể – Tôn trọng kỉ luật – Tự hào là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ dành cho công dân lứa tuổi vị thành niên. ………………
|
Tham khảo thêm Lý thuyết GDCD 6: Bài 14. Thực hiện trật tự an toàn giao thông