/tmp/xlvay.jpg Tại sao phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Tại sao phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh | Myphamthucuc.vn

Phải kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh vì cơ sở sau:

1. Cơ sở lý luận và thực tiễn

a. Cơ sở lý luận

Kinh tế quyết định QPAN:

– Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời và sức mạnh của quốc phòng an ninh.

– Bản chất của chế độ kinh tế xã hội quyết định đến bản chất của quốc phòng an ninh.

– Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật cho hoạt động quốc phòng an ninh.

– Kinh tế quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng, nguồn nhân lực cho quốc phòng an ninh, qua đó quyết định đến tổ chức kinh tế cho lực lượng vũ trang, quyết định đến đường lối chiến lược về quốc phòng an ninh cho quốc gia.

Tóm lại, kết hợp phát triển KTXH với tăng cường QPAN là một tất yếu khách quan, mỗi lĩnh vực hoạt động  có nội dung, phương thức riêng nhưng lại có sự thống nhất ở mục đích chung, cái này là điều kiện tồn tại của cái kia và ngược lại. Tuy nhiên mỗi lĩnh vực hoạt động có nội dung, phương thức riêng nên việc kết hợp phải hợp lý cân đối, hài hòa.

QPAN tác động trở lại đối với kinh tế trên cả 2 góc độ tích cực và tiêu cực:

* Tích cực: QPAN vững mạnh sẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định lâu dài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KTXH. Hoạt động của QPAN có tác dụng kích thích cho sự phát triển kinh tế và tạo ra được thị trường để tiêu thụ sản phẩm kinh tế.

* Tiêu cực: hoạt động của quốc phòng an ninh sẽ tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực tài chính của XH. Đặc biệt nếu chiến tranh xảy ra nó sẽ gây hủy hoại lớn đến môi trường sinh thái và để lại nhiều hậu quả cho nền kinh tế phải giải quyết.

b. Cơ sở thực tiễn

Sự kết hợp của ông cha ta:

*ông cha ta luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc làm trọng, để đề ra kế sách dựng nước với tư tưởng lấy dân làm gốc, dân giàu nước mạnh, đồng thời luôn chăm lo xây dựng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, để vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ tổ quốc.

*trong xây dựng phát triển kinh tế đã sử dụng nhiều chính sách như khai hoang, lập ấp ở những nơi xung yếu, phát triển nghề thủ công, đồng thời chăm lo xây dựng mở mang đường sá, đào sông ngòi kênh rạch, xây đắp đê điều, vừa phát triển kinh tế vừa tạo ra thế trận đánh giặc cơ động lực lượng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc.

Sự kết hợp của Đảng ta:

Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945-1954:

Đảng ta đã đề ra chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc,vừa chiến đấu vừa tăng gia sản xuất,thực hành tiết kiệm,vừa phát triển kinh tế ở địa phương,vừa chiến tranh nhân dân rộng khắp.

Trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1975:

Việc kết hợp phát triển đã được Đảng ta chỉ đạo ở mọi miền với những nội dyng và biện pháp thích hợp. ở Việt Bắc: Để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và xây dựng hậu phương lớn cho miền nam đánh giặc Đảng ta đã đề ra chủ trương:” trong xây dựng kinh tế phải thấu xuất nhiệm vụ quốc phòng cũng như trong củng cố quốc phòng phải sắp xếp cho ăn khớp với nội dung công cuộc đổi mới kinh tế”.

Miền nam, Đảng ta chỉ đạo quân và dân ta kết hợp chặt chẽ giữa đánh định, củng cố và mở rộng hậu phương, xây dựng căn cứ địa miền nam vững chắc là điều kiện cơ bản để cho cách mạng miền nam nước ta đi đến thắng lợi.

* Thời kì cả nước độc lập thống nhất cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay). Sự kết hợp được Đảng ta khẳng định là một nội dung quan trọng trong đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đồng thời được triển khai trên quy mô lớn và toàn diện.

* Tóm lại: nhờ chính sách nhất quán về thực hiện sự kết hợp chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong thời bình, cùng với phát triển kinh tế là chăm lo củng cố tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng. Nhờ vậy khi đất nước bị xâm lược chúng ta đã huy động được sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù, gìn giữ và phát triển đất nước cho đến nay.

2. Nội dung kết hợp

Kết hợp trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội:

Kết hợp trong việc phát triển các vùng lãnh thổ kinh tế chủ yếu:

Kết hợp trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế chủ yếu:

+ Công nghiệp: kết hợp ngay từ khâu quy hoạch bố trí các đơn vị kinh tế của ngành, bố trí hợp lí cần quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Tập trung đầu tư phát triển 1 số ngành công nghiệp có liên quan đến quốc phòng để đáp ứng nhu cầu trang bị cơ giới cho nền kinh tế vừa sản xuất ra những sản phẩm kĩ thuật công nghệ cao phục vụ cho QPAN.

+ Mở rộng tính liên doanh, liên kết giữa ngành công nghiệp, công nghiệp quốc phòng nước ta với công nghiệp các nước tiên tiến trên thế giới, ưu tiên những ngành có tính lưỡng dụng cao.

Xem thêm:  Bài 16. Công nghệ chế tạo phôi – TopLoigiai | Myphamthucuc.vn

+ Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ cho thời chiến, thực hiện dự trữ chiến lược nguyên-nhiên-vật liệu quý hiếm cho sản xuất công nghiệp quốc phòng.

+ Nông-lâm-ngư: cần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất rừng biển đảo và lực lượng lao động để phục vụ cho nhu cầu dân sinh xuất khẩu và có dự trữ cho quốc phòng an ninh.

+ Kết hợp trong nông-lâm-ngư nghiệp phải gắn với giải quyết tốt các vấn đề của xã hội đồng thời đảm bảo giữ vững về an ninh lương thực, an ninh nông thôn, góp phần tạo thế trận phòng thủ và thế trận lòng dân vững chắc.

+ Gắn việc động viên đưa dân lên lập nghiệp ở các đảo với chú trọng đầu tư xd phát triển các hợp tác xã, các đội tuyển đánh bắc xa bờ với xd lực lượng quân dân tự vệ biển đảo.

+ Đẩy mạnh phát triển trồng rừng, gắn công tác định canh, định cư, xd cơ sở chính trị vững chắc, nhất là ở vùng biên giới.

Kết hợp trong giao thông-bưu điện-xây dựng cơ bản-KHCN giáo dục y tế:

* Đối với giao thông vận tải:

– Phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ ở các loại đường để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và mở rộng giao lưu với bên ngoài, chú trọng mở rộng nâng cấp các tuyến đường trục Bắc Nam. Đồng thời xd tuyến đường vành đai biên giới.

– Trong thiết kế thi công các tuyến vận tải chiến lược phải tính đến các phương tiện cơ động quân sự có trọng tải và lưu lượng vận chuyển lớn liên tục.

– Các tuyến đường xuyên Á đi qua lãnh thổ Việt Nam cần phải có kế hoạch xây dựng các  khu vực phòng thủ kiên cố, vững chắc.

* Trong bưu chính viễn thông:

– Phải kết hợp chặc chẽ giữa ngành bưu điện của quốc gia với ngành thông tin của quân đội, công an để phát triển hệ thống an ninh quốc gia hiện đại.

– Có phương án thiết kế xây dựng và bảo vệ hệ thống thông tin liên lạc 1 cách vững chắc trong mọi tình huống.

– Các phương tiện thông tin liên lạc và điện tử cần phải được bảo đảm bí mật và có khả năng chống nhiễu cao.

– Khi hợp tác với nước ngoài về xây dựng, mua sắm các trang thiết bị thông tin điện tử phải lựa chon đối tác tin cậy và phải cảnh giác cao.

* Trong xây dựng cơ bản:

– Khi xây dựng bất kì công trình nào, ở đâu, quy mô nào cũng phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và có thể chuyển hóa được cho cả quốc phòng an ninh.

– Khi xây dựng ở các thành phố đô thị phải gắn với khu vực phòng thủ của địa phương và phải xây dựng được các công trình ngầm.

– Khi xây dựng ở các khu công nghiệp tập trung các nhà máy lớn quan trọng phải tính đến yếu tố bảo vệ và di dời khi cần thiết.

– Cần nghiên cứu sản xuất những vật liệu siêu bền nhẹ, có khả năng chống xuyên, chống mạnh, chống mặn để phục vụ xây dựng cho các công trình phòng thủ quốc phòng.

– Khi cấp phép đầu tư xây dựng cho các đối tác nước ngoài phải có sự tham gia ý kiến thẩm định của các cơ quan quân sự có thẩm quyền.

* Trong KHCN giáo dục:

– Phải phối hợp chặc chẽ giữa các ngành khoa học công nghệ của nhà nước và của quốc phòng an ninh để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

– Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đề tài khoa học công nghệ mang  tính ứng dụng cao. Đồng thời có chính sách đầu tư thỏa đáng cho cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

– Cần xem trọng giáo dục, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước để đáp ứng cho cả sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

  *Trong y tế:

– Xây dựng mô hình quân-dân-y kết hợp trên tất cả các địa bàn, đặc biệt là miền núi biên giới.

– Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra.

– Phát huy vai trò của y tế dân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân cả thời bình và thời chiến.

Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc:

Kết hợp trong họat động công tác đối ngoại:

3. Tác động qua lại của kinh tế thị trường đối với quốc phòng, an ninh

Quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN có tác động hai mặt đến việc củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước. Về tác động tích cực:

Thứ nhất, tiềm lực quốc phòng, an ninh của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Kinh tế phát triển tạo nền tảng vật chất, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực cho quốc phòng, an ninh. Khi kinh tế phát triển, nguồn vốn tích lũy, nguồn thu ngân sách không ngừng được tăng lên chính là điều kiện để phát triển đất nước về mọi mặt. Từ đó, góp phần củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Kinh tế phát triển gắn với đổi mới kỹ thuật, công nghệ là cơ sở để đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong công nghiệp quốc phòng, sản xuất ra các loại vũ khí, phương tiện kỹ thuật phục vụ quốc phòng, an ninh. Kinh tế phát triển cũng là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tăng cường cho các lực lượng vũ trang.

Thứ hai, phát triển KTTT góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, từ đó củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường ổn định xã hội và tiềm lực quốc phòng, an ninh. Khi cuộc sống về mọi mặt của người dân được nâng cao, tiến bộ, công bằng, dân chủ được tăng cường thì người dân, các lực lượng xã hội yên tâm, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vững vàng trước sự lôi kéo, xúi bẩy, kích động của các thế lực thù địch. Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có cơ hội phát triển toàn diện của nhân dân là nền tảng chính trị vững chắc để tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Xem thêm:  Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng (ngắn nhất) | Myphamthucuc.vn

Thứ ba, KTTT phát triển khơi thông các tiềm lực kinh tế, tác động đến việc tăng cường sức mạnh của lực lượng quân đội và công an cả về vật chất và tinh thần. Về vật chất, kinh tế phát triển, đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và gia đình họ sẽ được cải thiện và nâng cao, là cơ sở để nâng cao năng lực thể chất và trí tuệ mọi mặt của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Về tinh thần, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân, trong đó có gia đình cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang được cải thiện, giúp cán bộ, chiến sĩ yên tâm phục vụ quân đội, công an; đồng thời, tạo cơ hội để họ tập trung vào công tác huấn luyện, rèn luyện, học tập nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, đủ kiến thức và kỹ năng làm chủ các phương tiện, vũ khí, khí tài hiện đại, nâng cao sự sẵn sàng, khả năng chiến đấu và chiến thắng.

Thứ tư, KTTT gắn với việc mở cửa, hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước thông qua phát huy các lợi thế, tạo tiền đề vật chất cho tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đồng thời, mở cửa, hội nhập quốc tế tạo sự hiểu biết, sự gắn kết và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế, đầu tư, thương mại, hạn chế nguy cơ chiến tranh. Bên cạnh đó, xu hướng hội nhập quốc tế đặt ra khả năng và yêu cầu khách quan liên kết các quốc gia trong các thể chế khu vực và toàn cầu. Chủ động hội nhập quốc tế theo yêu cầu phát triển của KTTT, sự tham gia có trách nhiệm vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, bên cạnh mở rộng quan hệ kinh tế và ngoại giao song phương, còn góp phần củng cố thế và lực của đất nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Sự phát triển KTTT cũng có những tác động tiêu cực đến tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước, cụ thể:

Một là, phát triển KTTT dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội. Đây là một tất yếu do có sự hoạt động và phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế khách quan. Sự phân hóa giàu nghèo làm phát sinh những biểu hiện tiêu cực, bất mãn – cơ hội, điều kiện để các thế lực thù địch, tội phạm có thể lợi dụng để dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động người dân gây tình huống phức tạp về an ninh, trật tự xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm ảnh hưởng xấu tới việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

Hai là, phát triển KTTT tác động đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho mọi cá nhân trong xã hội làm giàu hợp pháp và đang có nhiều người, bằng tài năng, sức lực và nguồn lực của mình trở nên giàu có. Nhưng cũng có không ít cá nhân làm giàu bất chính và một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng vị trí công tác có hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, có nhiều tài sản bất hợp pháp. Điều này tác động đến nhận thức chính trị, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, đạo đức của mỗi con người trong đó có cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Ba là, đầu tư và thương mại quốc tế bên cạnh những kết quả tích cực mang lại cho nền kinh tế cũng có những tác động tiêu cực tới lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thông qua con đường hợp tác đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng để thâm nhập vào trong nước, móc nối với các nhân vật bất mãn, phản động, tổ chức các hoạt động chống phá. Cũng thông qua hoạt động đầu tư, thương mại, các thế lực thù địch tìm cách mua chuộc, khống chế cán bộ, công chức trong các cơ quan trọng yếu của Đảng và Nhà nước để cung cấp cho chúng các thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh, phục vụ âm mưu phá hoại, lật đổ. Thông qua đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, nghệ thuật… để truyền bá tư tưởng, văn hóa độc hại, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình.

4. Thực trạng kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh – Từ góc độ quản lý nhà nước

Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Tân Cảng Sài Gòn, thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Quân chủng Hải quân) – doanh nghiệp quốc phòng tiên phong đi đầu trong sản xuất, phát triển hiệu quả kinh tế biển và logistics

Từ yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế với củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đạt được những kết quả khá toàn diện.

Trong xây dựng thể chế, Nhà nước đã ban hành hệ thống thể chế phát triển KTTT, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để giải phóng năng lực sản xuất trong xã hội, khai thác tiềm năng đất nước đi đôi với thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài, giúp nền kinh tế có những chuyển biến hết sức to lớn. Tăng trưởng GDP trung bình hằng năm của nước ta giai đoạn 2016 – 2019 đạt trên dưới 7%, mức cao trên thế giới. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không ngừng được phát triển. Đây là những điều kiện thuận lợi để Đảng, Nhà nước đầu tư toàn diện cho lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt, từ phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đến con người nhằm củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” ngắn gọn, hay nhất | Myphamthucuc.vn

Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội và bộ máy quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh ở Trung ương và địa phương được kiện toàn với các nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đối với công tác quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Quốc phòng và Luật An ninh quốc gia, trong đó, xác định rõ nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước về quốc phòng trong thời bình và thời chiến theo nhiệm vụ được giao; thực hiện việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch của bộ, ngành, lĩnh vực được giao phụ trách; bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung và dài hạn đầu tư phát triển kinh tế – xã hội luôn được nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện trong mối quan hệ với chiến lược quốc phòng, an ninh. Đây là bước tiến quan trọng, thể chế hóa một cách đồng bộ các quan điểm của Đảng, nhất là những tư duy, quan điểm mới về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc bằng các văn bản quy phạm pháp luật – cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Đồng thời, cũng là căn cứ để chỉ đạo các cấp, các ngành, các lực lượng và địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Trong hoàn thiện các chính sách phân phối thu nhập, lĩnh vực văn hóa – xã hội, Nhà nước chủ động giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; hạn chế một phần sự phân hóa giàu nghèo cũng như khoảng cách về mức sống và cơ hội phát triển giữa các vùng, miền, các dân tộc, giữa nông thôn và thành thị. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và gia đình họ được đặc biệt quan tâm để cán bộ, chiến sĩ yên tâm phục vụ và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cơ chế, chính sách phát triển khoa học – công nghệ và môi trường không chỉ nhằm nâng cao trình độ công nghệ, cải thiện năng suất lao động mà còn ưu tiên cho các mục tiêu hiện đại hóa nhanh chóng lực lượng quân đội và công an, đặc biệt là trình độ phòng vệ quốc gia trước các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống (chiến tranh mạng, vũ khí sinh học, hóa học, ô nhiễm môi trường…).

Trong triển khai các chính sách hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước chủ động đưa nền KTTT mà Việt Nam xây dựng trở thành một bộ phận hữu cơ của nền KTTT thế giới, “kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại”, “hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới”(1), tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực chung của thế giới để phát triển. Các chính sách hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường để, một mặt, phát triển nhanh và bền vững kinh tế của đất nước; mặt khác, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường gắn bó lợi ích kinh tế, quan hệ ngoại giao hữu nghị giữa nước ta với các nước trên thế giới, góp phần hình thành trật tự thế giới mới theo xu hướng bảo đảm an ninh, hòa bình chung cho phát triển, bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Đồng thời, trên cơ sở quan hệ hợp tác về đầu tư và thương mại, có chính sách lựa chọn các đối tác hợp tác về quốc phòng, an ninh để tăng cường vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ quốc phòng, an ninh hiện đại và đào tạo nhân lực, phục vụ hiện đại hóa các lực lượng vũ trang.

Sự kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế được thể hiện ngay trong việc hoạch định mục tiêu phát triển quốc gia, trong huy động nguồn lực, trong lựa chọn và thực hiện các giải pháp chiến lược. Tuy nhiên, một số chính sách vẫn chưa xác định cụ thể các giải pháp để tổ chức thực hiện. Vì vậy, một số quy hoạch, kế hoạch, dự án kinh tế, một số khu kinh tế, khu công nghiệp được bố trí ở các địa bàn không bảo đảm yêu cầu của chiến lược quốc phòng, an ninh. Mặt khác, khi xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế, các cơ quan ở Trung ương và địa phương dành sự quan tâm chủ yếu đến phương diện lợi ích kinh tế, chưa xem xét đầy đủ tác động của các dự án đó đến vấn đề bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trong việc xây dựng thể chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngành, lĩnh vực gắn với quốc phòng, an ninh chưa chặt chẽ. Cơ quan quản lý nhà nước ở nhiều địa phương chỉ tập trung nỗ lực để kinh tế địa phương tăng trưởng, tăng nguồn thu mà chưa thật sự chú trọng đến vấn đề quốc phòng, an ninh.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu