/tmp/ubbxk.jpg Top 4 dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Top 4 dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú (ngắn gọn, hay nhất) | Myphamthucuc.vn

Hướng dẫn Top 4 dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú ngắn gọn, chi tiết, hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú – Mẫu số 1

a) Mở bài

– Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên, một trong những tác phẩm thành công viết về mảnh đất này là Rừng xà nu.

– Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm: là người anh hùng kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.

b) Thân bài

* Hoàn cảnh:

– Tnú vốn là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ chết sớm, lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của dân làng Xô Man, là đứa con chung của cộng đồng nên hội tụ vẻ đẹp cộng đồng.

* Phẩm chất

+) Dũng cảm, gan dạ, kiên cường

– Lúc còn nhỏ:

+ Xung phong đi nuôi giấu cán bộ, từ nhỏ đã giác ngộ lí tưởng cách mạng (trước đó những người bị làm nhiệm vụ này đã bị sát hại dã man: anh Sút, bà Nhan), giác ngộ lí tưởng Đảng.

+ Tnú học chữ thua Mai, nhưng khi anh Quyết nói, Tnú cầm đá đập vào đầu mình để nêu cao quyết tâm, Tnú ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình mà cố gắng học.

+ Đi rừng rất tháo vát, nhanh nhẹn, bị giặc bắt mà không run sợ, chỉ tay vào bụng “cộng sản đây này”, khi bị tra tấn Tnú vẫn kiên cường, vẫn trung thành với Đảng.

– Khi trưởng thành:

+ Sau khi Tnú vượt ngục trở về, anh Quyết đã hi sinh, Tnú đã thay anh lãnh đạo dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí đánh giặc.

+ Khi chứng kiến vợ con bị tra tấn, anh đã xông vào cứu vợ con.

+ Tnú bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay, Tnú không kêu van “người cộng sản không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục”,…

+) Sự trung thành tuyệt đối với cách mạng, tính kỉ luật cao

– Còn nhỏ đã tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng “Cán bộ là Đảng, Đảng … này còn”.

– Sau đêm kinh hoàng (vợ con bị giết), anh không bi quan mà gia nhập lực lượng giải phóng quân trả thù cho dân làng, gia đình.

– Khi lập được chiến công, được nghỉ một ngày phép về thăm làng, anh đã chấp hành đúng quy định.

+) Có trái tim yêu, sục sôi căm giận

– Khi tham gia lực lượng giải phóng quân, anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương, chỉ được về một đêm anh vẫn trở về.

– Là người chồng người cha hết lòng yêu thương vợ con: không chịu đựng được cảnh vợ con bị bắt giết, Tnú lao ra cứu, dang hai cánh tay ôm lấy vợ con, nhưng anh vẫn bị bọn giặc bắt.

– Yêu thương nồng nàn thì căm thù càng sâu sắc: ở Tnú có 3 mối thù lớn là mối thù của bản thân (2 lần bị giặc tra tấn, lưng còn nhiều vết sẹo, bàn tay cụt đốt), mối thù gia đình (vợ con bị giết), mối thù của buôn làng.

+) Hình ảnh đôi bàn tay:

+ Bàn tay yêu thương: anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về,…

+ Bàn tay đau thương (chứng kiến cảnh vợ con chết, chịu sự tra tấn của kẻ thù)

+ Bàn tay căm thù: chứng tích của lòng hận thù

+ Bàn tay báo thù: giết giặc trả thù cho Mai, cho con, cho dân làng Xô Man

+ Là nhân chứng cho con đường của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”

=> Nhận xét: Câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí lịch sử “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”, phải vùng lên đấu tranh vũ trang mới có thể chiến thắng.

c) Kết bài

– Nêu cảm nhận về nhân vật: Tnú có số phận đau thương nhưng anh đã vượt qua nỗi đau để chiến đấu, bảo vệ hạnh phúc cộng đồng.

– Nghệ thuật: xây dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp lí tưởng hóa, đậm chất sử thi, với kết cấu truyện lồng trong truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi, nhưng cũng mộc mạc giản dị, xây dựng hình tượng, …

– Tác phẩm là một khúc sử thi bi tráng, ngợi cả vẻ đẹp của những con người núi rừng Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.

Xem thêm:  Soạn Anh 8: Unit 6. LANGUAGE FOCUS  | Myphamthucuc.vn

Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú – Mẫu số 2

1, Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành và đặc điểm sáng tác của ông.

– Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Rừng xà nu”

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Tnú

2, Thân bài

a, Tnú – người chiến sĩ gan lì, quả cảm, gắn bó và tuyệt đối trung thành với cách mạng

– Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã tỏ ra gan góc, táo bạo và nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

     + Bất chấp sự khủng bố dã man của địch, Tnú vẫn hăng hái xung phong vào rừng bảo vệ cho bộ đội

     + Đi làm liên lạc bị địch bắt, Tnú đã nuốt luôn lá thư vào bụng, kẻ thù đã tra tấn anh một cách dã man, hỏi anh rằng “cộng sản ở đâu’ anh không ngần ngại chỉ tay lên bụng mình mà nói “Ở đây này”.

– Hình ảnh “mười ngón tay Tnú”:

     + Bằng hai bàn tay không Tnú đã không cứu được vợ con mình

     + Hai bàn tay của Tnú với mười ngón tay đã bị bọn giặc dã man tẩm dầu xà nu rồi đốt và biến thành mười ngọn đuốc

     + Tnú “không cảm thấy lửa ở mười dầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát nơi đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm kêu, không thèm van”.

=> nóng rát và đau đớn nhưng Tnú không kêu, không van bởi lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh bại kẻ thù trong Tnú đã lớn hơn tất cả và có lẽ, nó đã trở thành động lực to lớn, thúc đẩy Tnú hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ.

b, Tnú – người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con-

– Cùng nhau lớn trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, Tnú và Mai đã trở thành vợ chồng và hạnh phúc thật nhiều khi đứa con đầu lòng của họ chào đời.

– Nhưng  kẻ thù tàn bạo đã phá vỡ niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị của vợ chồng anh. Chúng đã tra tấn, đánh đập vợ con anh một cách dã man, bởi với chúng “bắt được con cọp cái và cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về” nhưng rồi đến cuối cùng chúng đã giết chết mẹ con Mai.

– Tnú đã chứng kiến cái chết của vợ con mình anh “đã bứt đứt cả hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy (…) ở chỗ con mắt Tnú bây giờ là hai cục lửa lớn.”

=> Hành động của Tnú xét đến cùng là biểu hiện của người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con.

c, Tnú – người con đầy nghĩa tình với dân làng Xô-man

– Xin về thăm làng dù chỉ một đêm

– Trở về thăm quê sau quãng thời gian ba năm Tnú rời quê đi chiến đấu, anh vẫn nhớ như in từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối

3, Kết bài

Khái quát lại về hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà nu”

Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú – Mẫu số 3

1. Mở Bài

– Rừng xà nu là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Trung Thành

– Truyện viết về thiên nhiên và con người Tây Nguyên anh dũng, bất khuất, kiên cường. Tnú là một nhân vật nổi bật trong truyện kết tinh mọi phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên.

2. Thân Bài

– Tnú từ nhỏ đã chịu nhiều bất hạnh, sớm mồ côi cha mẹ, anh lớn lên trong sự yêu thương, che chở và đùm bọc của dân làng mình

– Từ khi còn nhỏ, Tnú đã bộc lộ những phẩm chất anh hùng, gan góc của mình:

+ Giác ngộ sớm về cách mạng

+ Chịu khó học hỏi, chăm chỉ, cầu tiến

+ Làm giao liên giỏi, vô cùng dũng cảm

– Sau khi vượt ngục trở về, Tnú ngày càng trưởng thành hơn. Khi anh Quyết hi sinh, Tnú nhận nhiệm vụ thay anh, đứng lên lãnh đạo cuộc chiến của dân làng.

– Có hạnh phúc nhỏ bên Mai

– Vợ và con anh bị giết, Tnú bị hành hạ tàn ác

– Từ nỗi đau thương vô hạn, Tnú càng căm thù bọn giặc, nỗi căm thù ấy biến thành hành động, gia nhập quân giải phóng.

– Lập được nhiều chiến công hiển hách, giết chết những tên như thằng Dục.

=> Là niềm tự hào của thế hệ cha anh và buôn làng Tây Nguyên và gương sáng cho thế hệ mai sau.

3. Kết Bài

– Tnú là một con người với số phận đầy đau khổ nhưng vượt lên tất thảy là nhân cách bao la, ngời sáng. 

– Tnú chính là đại diện vô cùng tiêu biểu cho những người anh hùng, cho vẻ đẹp của người con núi rừng Tây Nguyên

Xem thêm:  Soạn Anh 8: Unit 13. LANGUAGE FOCUS | Myphamthucuc.vn

Dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú – Mẫu số 4

1. Mở bài

“Rừng xà nu” là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Trung Thành. Bằng ngòi bút tài hoa và thấm đẫm yêu thương của mình, tác giả đã xây dựng hệ thống nhân vật vô cùng phong phú, trong đó Tnú là hình tượng tiêu biểu nhất.

2. Thân bài

– Hoàn cảnh sống:

+ Sinh ra trong thời kỳ đất nước bị xâm lăng

+ Tnú sớm chịu nhiều thiệt thòi khi mô côi cha mẹ

+ Lớn lên trong sự yêu thương và chở che, đùm bọc của dân làng Xô Man

– Tính cách :

+ Tình yêu thương, gắn bó với làng quê

+ Từ nhỏ đã ham học chữ, sớm giác ngộ cách mạng

+ Dũng cảm, mưu trí khi hoạt động cách mạng

+ Hết lòng trung thành với cách mạng

+  Khi mẹ con Mai chết,  Tnú đau đớn, căm phẫn → Gác lại những niềm đau riêng, tiếp tục đứng lên chiến đấu → Người chồng, người cha tốt.

+ Tnú còn là một con người sống rất kỉ luật, chấp hành mọi mệnh lệnh của cấp trên

→ Tnú như một đại diện cho sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên cam trường, quyết liệt và mạnh mẽ, giàu nghị lực.

3. Kết Bài

Nguyễn Trung Thành đã cho em biết đến một vùng đất đầy những vết thương mà căng tràn nhựa sống, vùng đất của những con người kiên trung và giàu lòng yêu nước để thấy rằng mình phải trân quý những điều tốt đẹp hôm nay mà mình có được.

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú –  Bài mẫu

     Tnú là nhân vật trung tâm trong phẩm Rừng xà nu, đây là hình tượng nổi bật nhất, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tnú vừa là đại diện số phận, vừa là kết tinh của lòng yêu nước và những phẩm chất đẹp đẽ của người dân Tây Nguyên. Dù chỉ trong dung lượng ngắn ngủi, nhưng bằng nội lực dồi dào, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng Tnú.

     Tnú sớm mồ côi cha mẹ và lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng, bởi vậy Tnú là con của buôn làng, của núi rừng. Bởi vậy, tất cả những hành động anh hùng, dũng cảm của Tnú sau này đều là tình yêu thương và sự tri ân mà anh cho nguồn cội đã nuôi dưỡng, che chở cho mình.

     Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng Tnú sớm bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ. Tnú giác ngộ cách mạng từ sớm, cậu sớm nuôi giấu cách mạng từ khi còn nhỏ. Không chỉ vậy Tnú còn hết sức dũng cảm, gan dạ, điều này được thể hiện trong cả cuộc sống cũng như khi hoạt động cách mạng. Trong cuộc sống, Tnú không bao giờ chọn chỗ bằng phẳng, dễ dàng để đi, mà lựa những chỗ thác mạnh bơi ngang, vượt lên mặt nước… Đặc biệt lòng dũng cảm được thể hiện rất rõ trong cách mà anh đối diện với kẻ thù. Khi bị giặc bắt trên đường liên lạc, Tnú lập tức nuốt thư vào bụng, thách thức sự đánh đập, tra tấn dã man của địch. Mặc dù tỏ ra lì lợm, ít nói, nhưng Tnú lại là một người giàu tình cảm và lòng yêu thương. Trong đêm anh Quyết ôm Tnú vào lòng, dù giả vờ ngủ nhưng những dòng nước mắt đã đong đầy nơi mắt. Những giọt nước mắt đó cho thấy sự nhận thức cũng như sự trào dâng lòng yêu nước mãnh liệt.

     Khi đi lực lượng trở về lòng yêu nước, cũng như sự dũng cảm của Tnú càng được bộ lộ rõ hơn nữa. Ba năm rèn rũa, hoạt động cách mạng, đã tôi luyện và làm cho Tnú thực sự trưởng thành. Kết duyên với Mai, Tnú là trụ cột của gia đình đồng thời sau khi đi lực lượng về Tnú còn là trụ cột của dân làng Xô Man. Chính Tnú là người đã đi gùi đa về cho dân làng mài vũ khí. Tnú đã thổi bùng và mài sắc tinh thần đấu tranh, ý thức phản kháng để chống lại đế quốc Mĩ. Từ sự dũng cảm trong cá nhân mà Tnú đã khơi dậy và biến Tây Nguyên thành mảnh đất anh hùng.

     Việc dân làng Xô Man mài vũ khí đã trở thành mối đe dọa với kẻ thù, bởi vậy chúng đã kéo đến làng hòng đàn áp. Và nhằm bắt được Tnú chúng đã bắt Mai và đứa con mới sinh của Tnú để uy hiếp anh. Chứng kiến vợ và con oằn mình chống lại những cơn mưa roi của kẻ thù, Tnú không thể kiềm chế đã xông ra để cứu vợ con dù biết chắc mình sẽ rơi vào cái bẫy của kẻ thù. Nỗi đau của những người thân, đã thổi bùng trong Tnú ngọn lửa căm thù: “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn” đó là ngọn lửa lòng căm hận sâu sắc, đó cũng là khơi nguồn sức mạnh trong Tnú.

Xem thêm:  Dẫn chứng về rèn luyện kỹ năng sống hay nhất, ngắn gọn. | Myphamthucuc.vn

     Nhưng dù mang trong mình sức mạnh Tnú cũng không thể cứu được vợ con, dưới con mưa roi tàn ác của kẻ thù, hai mẹ con Mai đã chết, đây là bi kịch, nỗi đau lớn nhất trong cuộc đời Tnú. Không bảo vệ được gia đình, mà chính Tnú cũng phải chịu sự tra tấn, hành hạ dã man. Kẻ thù thâm độc, đã sử dụng nhựa cây xà nu để đốt cháy những ngón tay anh. Hình thức tra tấn dã man, không để Tnú chết một cách nhanh chóng mà bắt anh chịu đựng nỗi đau về thể xác. Mười đầu ngón tay của Tnú trở thành ngọn đuốc rực sáng. Nhưng khi nỗi đau đã vượt ngoài giới hạn chịu đựng, anh không còn cảm thấy đau nữa: “Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa … Nhưng trời ơi! Cháy, chết cả ruột gan đây rồi”. Sử dụng câu cảm thán với điệp từ đã diễn tả chân thực nỗi đau của Tnú phải chịu đựng. Nhưng đối lập với nỗi đau này là khả năng chịu đựng phi thường. Nếu ở trên tội ác của kẻ thù được tô đậm bao nhiêu thì ở dưới sự kiên trung bất khuất của Tnú được nhấn mạnh bấy nhiêu. Chính lúc tưởng như không thể chịu đựng được Tnú nghĩ đến đảng, cách mạng, lời hứa của mình với kháng chiến. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để Tnú vượt qua thử thách này.

     Chính nỗi đau đó là chất xúc tác mạnh mẽ làm bật lên quyết tâm và sức mạnh của Tnú. Ngọn lửa lan dần ra cả mười đốt ngón tay, rồi thấu tận tâm can Tnú. Chính lúc này ngọn lửa đã gặp lòng yêu nước, lòng căm thù giặc làm bật lên ý chí chiến đấu và tinh thần quật khởi ở Tnú thông qua tiếng thét dữ dội: “Giết”. Tiếng thét của Tnú là mệnh lệnh tiến công, là kết tinh từ ý chí, nguyện vọng chung của cộng đồng.

     Sau khi bị tra tấn dã man, Tnú tiếp tục đi lực lượng, trở lại hoạt động cách mạng, dù mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt, anh vẫn hoạt động bền bỉ, anh dũng. Đến cuối tác phẩm, tác giả đã ghi lại chiến công hiển hách của Tnú khi chỉ bằng đôi tay ấy anh đã giết chết tên chỉ huy địch. Đôi bàn tay Tnú là một hình tượng nghệ thuật ám ảnh, giàu sức biểu tượng. Đó là đôi bàn tay tín nghĩa, trách nghiệm khi bỏ thư vào miệng, bảo đảm bí mật cách mạng. Là đôi bàn tay tình nghĩa khi cầm lấy tay Mai để tạo dựng hạnh phúc gia đình, để yêu thương, bao bọc mẹ con Mai khi bị giặc tra tấn. Đôi bàn tay còn là biểu tượng của những chiến công, khi Tnú giết chết tên chỉ huy giặc. Để Tnú giết chết tên giặc bằng đôi bàn tay đã bị hủy hoại, tác giả đã cho thấy kẻ thù có thể hủy hoại thể xác nhưng không thể hủy hoại lòng căm thù giặc, cũng như quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta. Qua hình ảnh đôi bàn tay Tnú, Nguyễn Trung Thành viết lên số phận, tâm hồn, con đường đi của cả cộng đồng Tây Nguyên.

     Nhân vật Tnú kết tinh đầy đủ số phận đau thương, tinh thần quật khởi và những phẩm chất tốt đẹp của người dân Tây Nguyên. Ở anh vừa có vẻ đẹp và những đặc điểm chung của người chiến sĩ cộng sản lại vừa có điểm riêng khỏe khoắn, hồn hậu và có phần hoang dã, do mảnh đất Tây Nguyên hun đúc mà thành. Bước ra từ câu chuyện của cụ Mết, Tnú như một người anh hùng trong sử thi, được người dân yêu quý. Nhưng người anh hùng đó không xa xôi mà hòa nhập, gần gũi, bắt nhịp vào thời đại mới, mang sức mạnh của dân tộc.

     Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế, ngôn ngữ chân thực Nguyễn Trung Thành đã tái tạo thành công hình tượng người anh hùng Tnú. Nhân vật vừa thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần cách mạng sục sôi, vừa giúp tác giả truyền tải những chân lí của thời đại: trong thời đại bão táp cách mạng, cần dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. Đó là những chân lí đúng đắn ta đã ra rút trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

—/—

Như vậy, Top lời giải đã vừa cung cấp những dàn ý cơ bản cũng như một số bài văn mẫu hay Top 4 dàn ý phân tích hình tượng nhân vật Tnú để các em tham khảo và có thể tự viết được một bài văn mẫu hoàn chỉnh. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu