/tmp/gtmpv.jpg
Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tổng hợp kiến thức cơ bản và trả lời toàn bộ các câu hỏi Bài 12. Thực hành. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh trong sách giáo khoa Sinh học 10. Đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành bài tập trắc nghiệm trong các đề kiểm tra.
Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:
Mục tiêu bài học
-HS biết cách làm tiêu bản tạm thời để quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học.
-HS vẽ được tế bào đã quan sát dưới kính hiển vi một cách chính xác.
-Biết cách điều khiển sự đóng mở khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu ra vào tế bào.
-Quan sát và vẽ được tế bào đang ở các giai đoạn co nguyên sinh khác nhau.
-Tự mình thực hiện được thí nghiệm theo qui trình trong SGK.
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Thí nghiệm 1. Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào biểu bì lá cây |
Thí nghiệm 2. Thí nghiệm phản co nguyên sinh và việc điều khiển sự đóng mở khí khổng |
|
Cách tiến hành |
Bước 1: quan sát tế bào ban đầu: – Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía, sau đó đặt lên phiến kính trên đó đã nhỏ sẵn một giọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư ở phía ngoài. Bước 2: Thí nghiệm co nguyên sinh: – Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ một giọt dung dịch muối loãng vào rìa của lá kính rồi dùng mảnh giấy thấm nhỏ đặt ở phía bên kia của lá kính hút dung dịch để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào. |
– Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính giống như khi ta nhỏ giọt nước muối trong thí nghiệm co nguyên sinh. |
Hiện tượng |
– Ở bước 1: Tế bào trương nước, căng lên, khí khổng mở ra. |
Tế bào trương nước, căng lên, khí khổng mở ra. |
Giải thích |
– Ở bước 1: do tế bào ngâm trong nước nên nước ngấm vào trong tế bào khiến cho tế bào trương nước. |
Do môi trường nước cất là môi trường nhược trương so với tế bào làm cho nước từ bên ngoài đi vào trong tế bào → tế bào căng nước → màng sinh chất sát vào thành tế bào, khí khổng mở (phản co nguyên sinh). |
Trả lời các câu hỏi |
* Trang 52 sgk Sinh học 10 : Khí khổng lúc này đóng hay mở? |
* Trang 52 sgk Sinh học 10: Giải thích tại sao khí khổng lúc này lại mở trở lại. |
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 12. Thực hành. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh trong SGK Sinh học 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao