/tmp/tcrwd.jpg
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
– Chuẩn bị của nhà Nguyên:
+ Huy động 30 vạn quân
+ Cử tướng có kinh nghiệm
+ Hàng trăm thuyền chiến, 70 thuyền lương, vạn thạch thóc
– Chuẩn bị kháng chiến của Nhà Trần:
+ Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy
+ Ngày đêm luyện tập
– Quân Nguyên bắt đầu xâm lược: Cuối 12/1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo hai đường: thuỷ, bộ:
+ Đường bộ : do Thoát Hoan chỉ huy, vượt qua biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.
+ Đường biển : do Ô Mã Nhi chỉ huy ngược sông Bạch Đằng hội quân với Thoát Hoan.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.
– Trần Khánh Dư cho mai phục đoàn thuyền lương ở Vân Đồn
– Đến Vân Đồn, quân Trần Khánh Dư từ nhiều phía đánh dữ dội
– Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm
– Ý nghĩa: Đánh vào dạ dày của giặc, khó có thể chiến đấu lâu dài.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
– Tháng 1/1288, Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân thực hiện “vườn không, nhà trống” => Quân giặc ra sức càn quét, cướp lương thực nhưng đều bị nhân dân đuổi đánh, đẩy chúng vào thế bị động, cạn kiệt lương thực => quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.
– Ta quyết định phản công, chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến
– Diễn biến:
+ Tháng 4/1288, Đoàn thuyền Ô Mã Nhi về theo sông Bạch Đằng
+ Ta nhử chúng vào trận địa mai phục
+ Lúc nước rút, thuyền bị xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ
– Kết quả:
+ Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
+ Cánh quân do Thoát Hoan chỉ huy, từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút chạy về Quảng Tây (Trung Quốc) => quân ta tập kích liên tiếp.
=> Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lợi vẻ vang.
Xem tiếp: Lý thuyết sử 7 Bài 14 phần 4. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII)