/tmp/lrtfn.jpg
Nội dung bài viết
1. Tiểu sử
– Xéc- van- tét (1547- 1616) tên đầy đủ là Miguel de Cervantes Saavedra
– Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút
+ Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập.
+ Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng
2. Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te
1. Xuất xứ:
– Văn bản trích từ chương 8, 9 của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê
>> Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió ( ngắn nhất)
2. Bố cục
– Phần 1: (từ đầu đến “bọn khổng lồ”): thấy và nhận định về những chhiếc cối xay gió
– Phần 2: Tiếp đến “con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai”: Thái độ và hành động của mỗi người.
– Phần 3: Còn lại: Quan niệm và cách sử sự của mỗi người khi bị đau đớn, chung quanh chuyện ăn; chuyện ngủ
>> Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió
3. Giá trị nội dung
– Qua văn bản tác giả chế giễu tàn dư của lí tưởng hiệp sĩ phong kiến lỗi thời, qua tính cách của hai nhân vật bộc lộ khi đối mặt với cối xay gió. Sự tương phản giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.
>> Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê
4. Đặc sắc nghệ thuật
– Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản
– Có giọng điệu hài hước, phê phán
5. Sơ đồ tư duy