/tmp/tnpqh.jpg Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 nâng cao | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 nâng cao | Myphamthucuc.vn

Gợi ý Soạn bài Hầu trời nâng cao hay nhất. Tuyển tập Soạn ngữ văn 11 nâng cao ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ.

Cùng đến ngay với bài soạn Hầu trời nâng cao dưới đây cùng Top lời giải nhé:

Hướng dẫn Soạn bài Hầu trời Ngữ văn 11 nâng cao

Câu 1: Thuật lại câu chuyện “hầu Trời” của Tản Đà trong bài thơ và làm rõ tài hư cấu của tác giả (chú ý phân tích cách tạo tình huống, chọn chi tiết, dựng đối thoại, bố trí các cảnh, miêu tả tâm lí đa dạng của nhân vật,…)

– Lúc canh ba, Tản Đà đang nằm vắt chân ngâm thơ thì có hai cô tiến xuống mời nhà thơ lên đọc thơ cho Trời nghe. Khi ngâm văn thơ cho Trời, Tản Đà kể rất chi tiết về cuộc đời viết văn làm thơ của mình.

– Hư cấu:

+ Tình huống: được Trời mời lên hầu đọc thơ.

+ Cách đối thoại giữa tác giả với Tời, Chư tiên rất tự nhiên, không có gì đạo mạo, mà rất ngộ ngĩnh, bình dân: lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn,…

Câu 2: Chuyến “hầu Trời” bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ nói được gì về bản thân cùng quan niệm mới của ông về văn và nghề văn?

– Tự cho mình văn hay, không ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên.

– Xem mình là một “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”.

– Người hành nghề văn: người nhà Trời xuống hạ giới thực hàng “Thiên lương”, một sứ mệnh cao cả.

Câu 3: Tìm các chi tiết thể hiện ý thức các nhân của tác giả.

– “Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

– Quê ở Á châu về Địa Cầu

– Sông Đà níu Tản nước Nam Việt”

– Nêu tên những tác phẩm đã được in ấn.

Câu 4: Chỉ ra nét cách tân của bài thơ ở giọng điệu và cách dùng các yếu tố thuộc khẩu ngữ.

– Giọng điệu hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

– Thể thơ: thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

Câu 5: Nhận xét chung về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

Xem thêm:  Sơ đồ tư duy Vật lý 10 Chương 4 ngắn gọn, dễ hiểu | Myphamthucuc.vn

– Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ của tác giả.

>> Xem thêm: Soạn bài Hầu trời ngắn gọn nhất

Sau khi đã cùng Top lời giải trả lời các câu hỏi bài Hầu trời trong chương trình Ngữ văn 11 nâng cao, mời các bạn tham khảo bài văn mẫu phân tích bài Hầu trời sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về tác phẩm nhé

Phân tích bài Hầu trời chương trình nâng cao

     Tản Đà dấu gạch nối, bản lề khép mở giữa hai giai đoạn văn học Việt Nam. Ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, phong phú trên nhiều thể loại. Tác phẩm của ông thể hiện cái tôi vừa lãng mạn, bay bổng vừa ngông nghênh. Chính những yếu tố đã tạo nên dấu ấn riêng biệt cho thơ văn Tản Đà. Hầu trời có thể coi là một trong những tác phẩm hay nhất, kết tinh giá trị nội dung, nghệ thuật của Tàn Đà.

     Cách Tản Đà mở đầu tác phẩm của mình hết sức đặc biệt:

Đêm qua chẳng biết có hay không,

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!

Thật được lên tiên sướng lạ lùng.

     Câu thơ đầu tiên là nỗi băn khoăn hết sức chân thật, liệu đêm qua có là thực, hay chỉ là hư. Hỏi đấy rồi để câu thơ 2,3,4 ông đã tự trả lời cho chính những băn khoăn ấy: Tản Đà khẳng định giấc mơ đêm qua bằng cách phủ định liên tiếp, từ “thật” được lặp lại bốn lần: thật hồn, thật phách, thật thân thể, thật được lên tiên để nhấn mạnh những cung bậc cảm xúc mà đêm qua chính ông đã được trải nghiệm, đó là nỗi “sướng lạ lùng”. Đây chính là cách Tản Đà dìu dắt người đọc vào thế giới mộng tưởng, vào giấc mơ đêm qua của ông.

     Trong đêm trăng thanh gió mát, giữa lúc canh ba yên ắng, tĩnh mịch, Tản Đà nằm buồn uống nước và ngâm văn thì bỗng thấy có hai cô tiên xuống đón ông lên trời. Chuyện dường như hoàn toàn hư cấu, khó lòng có thể tin được nhưng bằng cách giải thích dí dóm, hải hước, Tản Đà đã khiến cho lí do đó trở nên chân thực, đồng thời còn khẳng định được tài năng của bản thân: “Trời nghe hạ giới ai ngâm nga/ Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà/ Làm Trời mất ngủ, Trời đương mắng/ Có hay lên đọc, Trời nghe qua”.

Xem thêm:  Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? | Myphamthucuc.vn

     Trước sự đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình của thiên giới, thi sĩ hăng say thể hiện bản thân:

Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi

     Và ông tự lên tiếng khẳng định, tự khen tài năng văn chương của bản thân “văn dài hơi tốt”, “văn đã giàu thay lại lắm lối”. Ông khẳng định tài năng của bản thân không chỉ ở phần nội dung, nghệ thuật mà văn chương còn đồ sộ về số lượng, phong phú về thể loại. Trước tài năng của Tản Đà ai nấy đều cảm thấy vui sướng, hạnh phúc: Trời “lấy làm hay” “bật buồn cười”. Các vị chư tiên “nở dạ” (sung sướng), “lè lưỡi” (thán phục), “chau mày” (suy ngẫm), “lắng tai” (chăm chú), “cùng vỗ tay” (tán dương), ao ước mong mỏi sở hữu những bài thơ bài văn ấy. Và họ tranh nhau dặn:

– “Anh ghánh lên đây bán chợ Trời”

     Những lời tán dương, ngợi khen của các vị chư tiên lại một lần nữa khẳng định tài năng của Tản Đà:

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Êm như gió thoảng, tinh như sương

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết.

     Hàng loạt hình ảnh so sánh đẹp đẽ nhất, tinh khiết nhất: sao băng, mây chuyển, tinh như sương, đầm như mưa sa, lạnh như tuyết, đã diễn tả những vẻ đẹp đa dạng, phong phú trong thơ văn Tản Đà. Đồng thời cho thấy niềm sây mê ngưỡng mộ của họ đối với thi nhân. Niềm đam mê văn chương đã xóa nhòa khoảng cách giữa một người trần mắt thịt với những người của nhà Trời. Dường như đến với nghệ thuật, chính cái hay, cái đẹp là sợi chỉ kết nối những tâm hồn nghệ sĩ với nhau, giữa chiếu văn chương không còn người nhà Trời với người trần, không còn người bề trên với kẻ bề tôi, mà chỉ còn quan hệ giữa tác giả và độc giả.

     Đoạn thơ đã cho người đọc phần nào thấy được con người của Tản Đà, ông là một người tự tin, kiêu hãnh với tài năng của bản thân, ông ý thức được giá trị của chính mình. Nhưng đồng thời cuộc vượt thoát lên chốn tiên giới này cũng cho thấy sự cô đơn, lạc lõng của ông với cuộc đời. Ông khao khát tìm được tri âm để có thể thấu hiểu tất thảy những tâm tư, tình cảm của mình. Đây đồng thời cũng là khát vọng chung của những người nghệ sĩ đương thời.

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù | Myphamthucuc.vn

     Sau khi đem tài năng thể hiện cho mọi người, Tản Đà đồng thời cũng đem những tâm sự rất thực chia sẻ với Trời cùng các chư tiên: “Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó/ Trần gian thước đất cũng không có”. Cái ông có chỉ là “một bụng văn” nhưng lại bị o ép nhiều chiều: thuê giấy mực, in, lại thuê cửa hàng, hao công tốn của nhưng văn chương hạ giới lại rẻ mạt, “Kiếm được đồng lãi thực rất khó” “Làm ăn quanh năm chẳng đủ tiêu”. Câu thơ đậm cảm xúc ngậm ngùi, nghi ngại về sứ mệnh của kẻ cầm bút. Để rồi sau đó, Trời đưa ra những lời động viên hết sức chân thành: “Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết”. Lời động viên cũng chính là lời tự an ủi chính mình và các văn sĩ cùng thời. Đoạn thơ này lại cho thấy cái “ngông” trong con người Tản Đàm tự tin, kiêu hãnh về giá trị của bản thân đồng thời ông cũng có ý thức trách nhiệm với cuộc đời.

     Bằng thể thơ thất ngôn trường thiên, với ngôn ngữ trong sáng, giọng điệu tự nhiên Tản Đà đã mạnh dạn thể hiện cái tôi của bản thân. Đó là cái tôi: ngông ngạo, phóng túng, tự ý thức sâu sắc về tài năng, giá trị đích thực của mình, khao khát được khẳng định giá trị của mình trước cuộc đời.

Như vậy, Top lời giải đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Hầu trời nâng cao, hi vọng qua bài soạn này các bạn đã nắm được nội dung của tác phẩm, qua đó có thêm kiến thức cơ bản để học tốt bộ môn Ngữ văn 11 nâng cao. Đừng quên xem thêm các bài Văn mẫu 11 hay nhất của Top lời giải nhé. Chúc các bạn học tốt!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu