/tmp/omflb.jpg
Câu hỏi: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp?
A. Sản xuất phân tán trong không gian
B. Sản xuất bao gồm hai giai đoạn
C. Sản xuất có tính tập trung cao độ
D. Gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ
Lời giải:
Đáp án đúng: D. Gồm nhiều ngành phức tạp, được phân bố tỉ mỉ, có sự phối hợp chặt chẽ
Giải thích:
Đặc điểm của ngành công nghiệp là:
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
– Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
– Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
Cả hai giai đoạn đều sử dụng máy móc.
b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
– Công nghiệp nặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất
– Công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống của con người.
=> Chọn D.
Kiến thức bổ sung:
Ngành công nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, bao gồm các hoạt động:
– Khai thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên mà lao động của con người chưa tác động vào.
– Chế biến những sản phẩm đã khai thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp.
– Hoạt động sản xuất công nghiệp còn bao gồm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị và vật phẩm tiêu dùng.
Như vậy là tất cả các hoạt động khai thác chế biến và sửa chữa nói trên không kể qui mô, hình thức như thế nào, không kể với loại công cụ lao động gì, hoặc bằng cơ khí hiện đại, nửa cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành công nghiệp.
a. Ngành công nghiệp năng lượng
– Đầu tiên có thể kể đến là ngành công nghiệp khai thác than. Với trữ lượng than lớn, trong đó, 90% trữ lượng nằm ở Quảng Ninh và được đánh giá là mỏ than có chất lượng cao nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, chúng ta còn có than nâu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và than bùn phân bố nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
– Khai thác dầu khí cũng là một trong những ngành trọng điểm của ngành công nghiệp năng lượng. Sản lượng dầu khí ở Việt Nam là tương đối lớn được phân bố tập trung ở bể trầm tích ngoài thềm lục địa. Hiện nay, hai bể trầm tích lớn nhất nước ta có thể kể đến là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
– Công nghiệp điện của nước ta hiện nay chủ yếu là nhiệt điện và thủy điện. Với những nhà máy thủy điện có công suất lớn như nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy thủy điện Y-a-ly hay nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ,… không những cung cấp điện cho sản xuất, đời sống hàng ngày mà còn xuất khẩu sang các nước khác.
b. Công nghiệp chế biến thực phẩm
– Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về trồng trọt và chăn nuôi, từ cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp đến nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra, với chi phí thấp, thời gian sản xuất nhanh cùng điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp với tình hình kinh tế, tài chính của nước ta. Chính vì vậy, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được Nhà nước đưa vào là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm.
– Một khi công nghiệp chế biến phát triển mạnh, nó sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghiệp. Từ đó, vừa nâng cao hiệu quả nuôi trồng vừa giúp đời sống sản xuất của bà con được đi lên. Và tất nhiên, nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến cũng vì thế mà dồi dào hơn.
c. Công nghiệp cơ khí – điện tử
Ngành công nghiệp cơ khí – điện tử là ngành công nghiệp then chốt, là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Đây là ngành cung cấp hệ thống máy móc, trang thiết bị cho quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, ngành cơ khí – điện tử phát triển còn ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của đất nước, góp phần xây dựng sự tự chủ trong việc giữ vững chủ quyền quốc gia, tạo nền tảng để ổn định và phát triển đất nước.
d. Công nghiệp dệt may
Đây cũng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm. Với lợi thế nguồn lao động rẻ dồi dào, sản phẩm chất lượng, trong nhiều năm qua, các sản phẩm dệt may của nước ta đã xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của kinh tế Việt Nam.