/tmp/wgilv.jpg
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Điều lệ trường trung học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường, đối với giáo viên gồm:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học);
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án);
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh;
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/11/2020
Theo đó sổ điểm cá nhân sẽ được thay bằng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Giáo viên THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học sẽ không chỉ lưu trữ điểm số, mà còn lưu trữ toàn bộ thông tin theo dõi, đánh giá quá trình học tập. Giáo viên cũng sẽ nhận xét, đánh giá toàn diện kết quả học tập cũng như sự tiến bộ cho học sinh tại sổ này. Đây là quy định phù hợp với thực trạng hiện nay, giúp giáo viên dễ dàng trong việc quản lý và theo dõi sự phát triển toàn diện cho học sinh.
LINK DOWNLOAD: SỔ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
Cách tính điểm trung bình môn cuối kì
Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì
a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1;
b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2;
c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3.”.
Điểm trung bình môn cuối kì I
Theo thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/08/2020
“Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá
1. Các loại kiểm tra, đánh giá
a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:
– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi – đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;
– Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
b) Kiểm tra, đánh giá định kì:
– Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
– Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
+ Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
+ Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.
Cách nhận xét, đánh giá
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Bài tập còn chưa tốt.
+ Hoàn thành tốt nội dung các môn học. Tích cực tham gia đóng góp bài, giải được nhiều bài toán khó.
+ Hoàn thành tốt nội dung các môn học. làm toán nhanh, tuy nhiên nhiều bài dễ lại làm chưa tốt
+ Hoàn thành nội dung các môn học. phần hình học không gian chưa tốt.
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Trình bày bài toán lủng củng chưa logic.
+ Hoàn thành nội dung các môn học. Ngồi học còn chưa đúng tư thế.
+ Hoàn thành nội dung các môn học, cần tự tin phát biểu trong lớp hơn.