/tmp/jtvee.jpg
Câu hỏi: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 vì:
A. Tỉ lệ thể dị hợp tử ở F1 cao nhất.
B. Con F1 chọn được nhiều các đặc tính tốt của bố mẹ.
C. Con F1 có điều kiện dinh dưỡng tốt hơn các thế hệ sau nó.
D. Con F1 không chịu ảnh hưởng về di truyền của bố mẹ.
Lời giải:
Đáp án đúng: A. Tỉ lệ thể dị hợp tử ở F1 cao nhất.
Giải thích:
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 vì tỉ lệ thể dị hợp tử ở F1 cao nhất, Vì theo giả thuyết siêu trội, ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với các dạng bố mẹ thuần chủng.
Để hiểu rõ hơn, Toploigiai xin mời các em tham khảo nội dung kiến thức dưới đây nhé.
a. Khái niệm: ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.
Ví dụ cụ thể ưu thế lai
Khi tiến hành lai 1 dòng thuần mang 1 gen trội với 2 dòng thuần mang một gen trội sẽ tạo ra con lai F1 mang 3 gen trội.
Đối với vật nuôi để tạo ra ưu thế lai người ta chủ yếu dựa trên phương pháp lai kinh tế nhằm tạo ra giống thương phẩm. Đối với thực vật người ta tạo ra ưu thế lai thông qua quá trình tự thụ phấn và cho chúng giao với nhau. Thông thường phương pháp này được ứng dụng rộng rãi cho các loại thực vật như ngô, lúa,…
Ưu thế lai có được thông qua giả thiết siêu trội. Cụ thể hơn thể dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau sẽ sinh ra con lai vượt trội hơn. Các dòng con lai sẽ có năng suất và tốc độ sinh trưởng cao hơn bố mẹ rất nhiều. Thông thường các nhà chọn giống sẽ duy trì các dòng bố mẹ và sử dụng ưu thế lai nhằm tạo ra các giống lai thương phẩm.
– Hiện tượng ưu thế lai rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
– Ví dụ: cây ngô, cây cà chua, gà, vịt, …
b. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
Cơ sở di truyền của ưu thế lai là gì? – Cơ sở di truyền của ưu thế lai: Về phương diện di truyền sẽ do tính trạng do gen trội quy định về số lượng. Khi tiến hành lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau sẽ tạo ra con lai F1.
Mà cụ thể hơn các dòng gen lặn có một số biểu hiện với các đặc điểm xấu sẽ bị lấn át bởi các đặc tính tốt của gen trội. Ở con lai F1 chỉ có các gen trội mới được biểu hiện còn các đặc tính xấu sẽ không được biểu hiện. Cũng chính vì vậy mà con lai F1 mới mang đến nhiều đặc điểm tốt như mong muốn
– Ưu thế lai thấy rõ nhất khi lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau kiểu gen vì ở đa số các loài alen trội có lợi, alen lặn có hại. Khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội cho tính trạng tốt, tồn tại ở trạng thái đồng hợp lặn cho tính trạng xấu. Khi lai hai dòng thuần chủng tương phản với nhau thu được kiểu gen dị hợp (chỉ có alen trội được biểu hiện) →con lai ở F1 có tính trạng tốt hơn so với bố mẹ.
– Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội x một dòng mang 1 gen trội → con lai F1 mang 3 gen trội.
P: AABBdd x aabbDD
F1: AaBbDd (mang 3 gen trội)
– Lưu ý: ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở đời lai F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì khi tự thụ phấn tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm, kiểu gen đồng hợp tử tăng qua các thế hệ → tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn tăng gây hại.
– Muốn duy trì được ưu thế lai, người ta thường dùng các biện pháp nhân giống vô tính như giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô, …
a. Phương pháp tạo ưu thế lai cây trồng
– Lai khác dòng: tạo hai dòng thuần chủng (bằng cách cho tự thụ phấn) → cho giao phấn với nhau.
– Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới (được sử dụng phổ biến hơn).
b. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
– Lai kinh tế: là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống (vì ưu thế lai giảm dần ở các thế hệ sau).
– Ví dụ: ở lợn, con cái Ỉ Móng Cái x con đực Đại Bạch. F1: Lợn con mới đẻ nặng 0.8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao.