/tmp/sahvq.jpg
Tuyển tập Top 6 Kết bài Người lái đò sông Đà học sinh giỏi nâng cao hay nhất. Hướng dẫn cách viết kết bài Người lái đò sông đà đặc sắc.
Nội dung bài viết
Viết về người lái đò Sông Đà, viết về một vùng đất của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện nguồn xúc cảm yêu thương tha thiết với người lao động và thiên nhiên đất nước. Sông Đà càng đẹp, càng sinh động thì ông lái đò hiện lên càng anh dũng, ngoan cường trong lao động, ta lại càng thấy được bản lĩnh, tấm lòng và tài năng của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy “ thứ vàng mười đã qua thử lửa” của núi rừng Tây Bắc. Cuộc sống quanh ta vốn rất cũ kĩ, tầm thường, gió vẫn thổi, mây vẫn trôi, ngày lại qua ngày.. nhà văn chính là người đã mang lại cho ta một thế giới mới, tinh khôi hơn,diệu kì hơn. Và Nguyễn Tuân đã làm tròn sứ mệnh của một nhà văn, ông đã góp phần mang đến cho Thế giới những sắc màu mới. Bước vào thế giới của Nguyễn Tuân, chúng ta như bước vào một chân trời với màu sắc huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của tài hoa và sự uyên bác.
Một Sông Đà, một Nguyễn Tuân – một thiên nhiên dữ dội, một người nghệ sĩ tài hoa. Tùy bút của Nguyễn Tuân chân thực mà hấp dẫn là vậy. Đọc từng dòng văn, ta như được tự mình trải nghiệm trong không gian Tây Bắc, được gặp và chiêm ngưỡng cái tài hoa của những con người nơi đây. “Người lái đò Sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước thiết tha, say đắm của một người nghệ sĩ muốn dùng văn chương để khắc họa vẻ đẹp kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng, và nhất là tài năng của những người lao động bình dị. Sự đầu tư nghiêm túc, công phu và tâm huyết cho nghệ thuật của Nguyễn Tuân thật khiến ta khâm phục. Phải chăng đó chính là cái độc đáo tài hoa của Nguyễn Tuân – cái điều mà ông vẫn quan niệm “đã viết văn thì phải viết cho hay, cho đúng cái tạng riêng của mình. Văn chương cần sự độc đáo hơn bất kì một lĩnh vực nào khác….”.
Tùy bút người lái đò sông Đà không chỉ đánh dấu bước chuyển mình trong phong cách, cảm hứng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám- kiếm tìm và hướng ngòi bút khám phá về những vẻ đẹp “Một thời vang bóng” mà còn là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tạo, vốn kiến thức tài hoa uyên bác của ông. Tùy bút không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Đà mà còn ngợi ca, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp trí dũng, tài hoa nghệ sĩ của con người lao động nơi đây. Qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm hứng khởi khi hòa mình vào không khí xây dựng của đất nước trong giai đoạn mới.
Thông qua người lái đò sông Đà, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên sông Đà vừa hùng vĩ dữ dội mà cũng vừa thơ mộng, trữ tình. Đồng thời cũng qua những dẫn dắt của Nguyễn Tuân, mà người đọc khám phá ra được “chất vàng mười trong tâm hồn” Người lái đò tay lái ra hoa. Những câu văn giàu hình ảnh, cách diễn đạt giàu chất thơ và sự uyên bác trong vốn sống, vốn hiểu biết đã biến “Người lái đò sông Đà” thực sự là trang hoa, tờ hoa đẹp nhất trong đời văn Nguyễn Tuân.
“Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Hình ảnh người lái đò sông Đà là tiêu biểu cho con người lao động vùng Tây Bắc, dũng cảm, gan dạ, quật cường, luôn kiên trì và hết mình với công việc. Nổi bật nên trên thiên nhiên bao la hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc chính là con người lao động nơi đây.
Hình tượng người lái đò sông Đà được xây dựng rất thành công qua ngòi bút độc đáo và sáng tạo của Nguyễn Tuân. Trong hơi thở văn chương ấy, nhà văn đã khẳng định được tài năng và sức mạnh cường đại của con người, cuộc chiến không cân sức giữa con người lao động và thiên nhiên kỳ bí vốn có nhiều cam go, vất vả. Nhưng bằng sự thông minh, sáng tạo, đức tính kiên cường, tỉ mỉ vốn ăn sâu vào máu của những người lao động, họ đã chiến thắng một cách huy hoàng, vẻ vang nhất, trở thành người nghệ sĩ tài ba trên chính mặt trận tìm kế sinh nhai của mình.