/tmp/qfzru.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1- Câu 2: (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Các cách phát triển từ vựng:
– Phát triển nghĩa của từ dựa trên nghĩa gốc
Ví dụ: lá (một cơ quan thực vật) -> lá lách, lá gan, lá phổi,…
– Phát triển số lượng từ ngữ:
+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
Ví dụ: ra-đi-ô, taxi, cờ-lê; ca-ra-vát; cà phê; ba lô…
+ Tạo ra từ ngữ mới:
Ví dụ : sở hữu trí tuệ; sách đỏ, kinh tế tri thức; bất khả thi,…
Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Không có bất kì ngôn ngữ nào mà từ mượn chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ.
+ Bởi vì từ nào được sử dụng cũng đều mang một ý nghĩa nhất định, khi tăng số lượng từ thì số lượng nghĩa của từ cũng tăng lên.
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ mượn là những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.
Câu 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nhận định đúng là nhận định (c)
Câu 3 (trang 135 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Các từ săm, lốp, ga, xăng, phanh: là những từ mượn đã được Việt hóa hoàn toàn.
Các từ: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min: là những từ mượn theo hình thức phiên âm.
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ Hán Việt là từ:
+ Có nguồn gốc là tiếng Hán
+ Được người Việt sử dụng theo cách của mình
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Quan niệm b) là chính xác
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
– Thuật ngữ được hiểu là từ dùng trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
– Biệt ngữ xã hội là từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người hay một tầng lớp xã hội nhất định.
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Vai trò của thuật ngữ:
– Có vai trò quan trọng trong vuệc nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ
– Là một trong những cơ sở để đánh giá sự phát triển của một đất nước về khoa học
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:
– Trong nghề giáo: Lút giáo án, cháy giáo án, bác sĩ gây mê
– Học trò: phao, trúng tủ, lệch tủ, ngỗng, cúp tiết,.…
– Tội phạm: cớm, lưu manh,….
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Các hình thức trau dồi vốn từ
– Hiểu được nghĩa của từ và sử dụng từ chính xác, phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp
– Trau dồi vốn từ, học hỏi, rèn luyện để tăng vốn từ của mình
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
– Bách khoa toàn thư: Cuốn sách bách khoa, gồm đầy đủ các tri thức của nhiều ngành.
– Bảo hộ mậu dịch: Chính sách bảo vệ sản xuất trong nước nhằm chống lại sức mạnh cạnh tranh hàng hóa quốc tế trên thị trường tiêu thụ của quốc gia mình.
– Dự thảo: Văn bản được soạn ra thông qua
– Đại sứ quán: Là cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài được đứng đầu bởi một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
– Hậu duệ: Con cháu của những người đã chết.
– Khẩu khí: Lời nói thể hiện khí chất của một người
– Môi sinh: Môi trường mà ở đó sự vật sinh sống và phát triển
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Sửa lỗi dùng từ
+ Dùng từ sai: béo bổ
+ Sửa lại: béo bở
b)
+ Dùng từ sai: đạm bạc
+ Sửa lại: tệ hại, tệ bạc
c)
+ Dùng từ sai: tấp nập
+ Sửa lại: tới tấp
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1