/tmp/nvzwq.jpg
Nội dung bài viết
Nitơ là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, tồn tại chủ yếu trong không khí và trong đất.
1. Nitơ trong không khí
– Nitơ phân tử (N2) trong khí quyển chiếm khoảng gần 80%, cây không thể hấp thụ được N2, còn NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với thực vật.
– Các vi sinh vật cố định đạm có enzim nitrôgenaza có khả năng liên kết N2 với hiđrô → NH3 thì cây mới đồng hóa được.
2. Nitơ trong đất
– Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: nitơ vô cơ (nitơ khoáng) và nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật).
– Rễ cây chỉ hấp thụ từ đất nitơ vô cơ ở dạng: NH4+ và NO3−.
– Cây không hấp thụ trực tiếp nitơ trong xác sinh vật mà phải nhờ các vi sinh vật trong đất khoáng hóa thành: NH4+ và NO3−.
1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
– Gồm 2 quá trình:
+ Quá trình amôn hóa: Nitơ hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn amôn hóa → NH4+
+ Quá trình nitrat hóa: NH4+ dưới tác động của Nitrôsôna → NO2, dưới tác động của Nitrôbacter → NO3−
– Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3− → N2) do các vi sinh vật kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.
2. Quá trình cố định nitơ phân tử
– Là quá trình liên kết N2 với H2 → NH3 (trong môi trường nước NH3 → NH4+).
– Con đường hóa học: xảy ra ở công nghiệp.
– Con đường sinh học: do vi sinh vật thực hiện (các vi khuẩn này có enzim nitrôgenaza, có khả năng bẻ gãy 3 liên kết cộng hóa trị của nitơ để liên kết với hiđrô tạo ra NH3), gồm 2 nhóm:
+ Nhóm vi sinh vật sống tự do như vi khuẩn lam có nhiều ở ruộng lúa.
+ Nhóm vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật như vi khuẩn nốt sần ở rễ cây họ Đậu.
1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
– Bón phân hợp lí: Đúng lượng, đúng loại, đúng lúc, đúng cách.
2. Các phương pháp bón phân
– Bón phân qua rễ: bón vào đất (bón lót và bón thúc).
– Bón phân qua lá: phun lên lá (khi trời không mưa và nắng không gay gắt).
3. Phân bón và môi trường
– Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường.