/tmp/uofku.jpg
Bài 28 trang 10 sbt Toán 8 tập 2
Giải các phương trình sau:
a. (x – 1)(5x + 3) = (3x – 8)(x – 1)
b. 3x(25x + 15) – 35(5x + 3) = 0
c. (2 – 3x)(x + 11) = (3x – 2)(2 – 5x)
d. (2x2+ 1)(4x – 3) = (2x2+ 1)(x – 12)
e. (2x – 1)2+ (2 – x)(2x – 1) = 0
f. (x + 2)(3 – 4x) = x2+ 4x + 4
Lời giải:
Hướng dẫn
Chuyển vế phải sang vế trái và phân tích vế trái thành nhân tử.
Áp dụng phương pháp giải phương trình tích : A(x).B(x) = 0 ⇔ A(x) = 0 hoặc B(x) = 0.
a. (x – 1)(5x + 3) = (3x – 8)(x – 1)
⇔ (x – 1)(5x + 3) – (3x – 8)(x – 1) = 0
⇔ (x – 1)[(5x + 3) – (3x – 8)] = 0
⇔ (x – 1)(5x + 3 – 3x + 8) = 0
⇔ (x – 1)(2x + 11) = 0 ⇔ x – 1 = 0 hoặc 2x + 11 = 0
x – 1 = 0 ⇔ x = 1
2x + 11 = 0 ⇔ x = -5,5
Vậy phương trình có nghiệm x = 1 hoặc x = -5,5
b. 3x(25x + 15) – 35(5x + 3) = 0
⇔ 15x(5x + 3) – 35(5x + 3) = 0
⇔ (15x – 35)(5x + 3) = 0 ⇔ 15x – 35 = 0 hoặc 5x + 3 = 0
15x – 35 = 0 ⇔ x = 35/15 = 7/3
5x + 3 = 0 ⇔ x = – 3/5
Vậy phương trình có nghiệm x = 7/3 hoặc x = -3/5
c. (2 – 3x)(x + 11) = (3x – 2)(2 – 5x)
⇔ (2 – 3x)(x + 11) – (3x – 2)(2 – 5x) = 0
⇔ (2 – 3x)(x + 11) + (2 – 3x)(2 – 5x) = 0
⇔ (2 – 3x)[(x + 11) + (2 – 5x)] = 0
⇔ (2 – 3x)(x + 11 + 2 – 5x) = 0
⇔ (2 – 3x)(13 – 4x) = 0 ⇔ 2 – 3x = 0 hoặc 13 – 4x = 0
2 – 3x = 0 ⇔ x = 2/3
13 – 4x = 0 ⇔ x = 13/4
Vậy phương trình có nghiệm x = 2/3 hoặc x = 13/4
d. (2x2+ 1)(4x – 3) = (2x2+ 1)(x – 12)
⇔ (2x2 + 1)(4x – 3) – (2x2 + 1)(x – 12) = 0
⇔ (2x2 + 1)[(4x – 3) – (x – 12)] = 0
⇔ (2x2 + 1)(4x – 3 – x + 12) = 0
⇔ (2x2 + 1)(3x + 9) = 0 ⇔ 2x2 + 1 = 0 hoặc 3x + 9 = 0
2x2 + 1 = 0: vô nghiệm (vì 2x2 ≥ 0 nên 2x2 + 1 > 0)
3x + 9 = 0 ⇔ x = – 3
Vậy phương trình có nghiệm x = -3
e. (2x – 1)2+ (2 – x)(2x – 1) = 0
⇔ (2x – 1)(2x – 1) + (2 – x)(2x – 1) = 0
⇔ (2x – 1)[(2x – 1) + (2 – x)] = 0
⇔ (2x – 1)(2x – 1 + 2 – x) = 0
⇔ (2x – 1)(x + 1) = 0 ⇔ 2x – 1 = 0 hoặc x + 1 = 0
2x – 1 = 0 ⇔ x = 0,5
x + 1 = 0 ⇔ x = – 1
Vậy phương trình có nghiệm x = 0,5 hoặc x = – 1
f. (x + 2)(3 – 4x) = x2+ 4x + 4
⇔ (x + 2)(3 – 4x) – (x + 2)2 = 0
⇔ (x + 2)(3 – 4x) – (x + 2)(x + 2) = 0
⇔ (x + 2)[(3 – 4x) – (x + 2)] = 0
⇔ (x + 2)(3 – 4x – x – 2) = 0
⇔ (x + 2)(1 – 5x) = 0 ⇔ x + 2 = 0 hoặc 1 – 5x = 0
x + 2 = 0 ⇔ x = – 2
1 – 5x = 0 ⇔ x = 0,2
Vậy phương trình có nghiệm x = – 2 hoặc x = 0,2
Xem toàn bộ Giải SBT Toán 8: Bài 4. Phương trình tích