/tmp/fexup.jpg Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất | Myphamthucuc.vn

Tổng hợp Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 chương 2 hay nhất, đầy đủ nhất giúp bạn củng cố kiến thức và ôn tập tốt hơn.

Lý thuyết Sóng cơ và sự truyền sóng cơ

I. Lý thuyết Sóng cơ

 

– Khái niệm: sóng cơ là sự lan truyền truyền dao động cơ (năng lượng, trạng thái dao động) trong một môi trường.

Sóng cơ không làm lan truyền phân tử vật chất của môi trường.

Sóng cơ chỉ truyền được trong môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.

– VD: khi ném một hòn đá xuống mặt nước đang yên ả, trên mặt nước sẽ xuất hiện những gợn tròn lan rộn dần ra đó chính là sóng cơ.

– Phân loại: có 2 loại sóng là sóng dọc và sóng ngang.

So sánh giữa sóng dọc và sóng ngang

Sóng ngang

Sóng dọc

Các phân tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng.

Các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

Sóng dọc truyền trong môi trường rắn lỏng khí.

VD: sóng trên mặt nước.

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 2)

VD: Kéo dãn lò xo dọc theo phương của nó rồi thả tay.

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 3)

II) Các đặc trưng của một sóng hình sin.

     Với sóng hình sin: các phần tử môi trường sẽ dao động điều hòa.

     – Biên độ A của sóng: là biên độ dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua.

     – Chu kỳ T của sóng: là chu kỳ dao đông của một phần tử môi trường có sóng truyền qua. (tính tuần hoàn về thời gian).

Xem thêm:  Viết đoạn văn tả cây hoa hồng lớp 2 ngắn gọn | Myphamthucuc.vn

     – Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường.

     – Bước sóng λ: là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ: 

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 4)

 ( tính tuần hoàn về không gian).

     Sau một chu kỳ pha dao động lại bằng nhau, nên hai phân tử cách nhau một bước sóng thì đồng pha với nhau.

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 5)

     – Năng lượng sóng: là năng lượng dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.

III) Phương trình sóng:

     * Xét một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường theo trục Ox, sóng này phát ra từ gốc tọa độ O với phương trình dao động là uO = A cos⁡(ωt + φ)

     Để sóng truyền được đến M cách O một khoảng x cần 1 khoảng thời gian là ∆t = x/v

     Do đó M bắt đâu dao động muộn hơn O một khoảng ∆t. Vì thế phương trình dao động của M là:

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 6)

     Phương trình trên được gọi là phương trình của một sóng hình sin truyền theo trục Ox, cho biết li độ u của một phân tử M có tọa độ x tại thời điểm t. Phương trình là một hàm tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ là T, tuần hoàn theo không gian với chu kỳ là λ

Lý thuyết Giao thoa sóng

I) Hiện tượng giao thoa sóng

 

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 7)

     – Khái niệm: hiện tượng hai sóng gặp nhau tạo nên các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng giao thoa của hai sóng. Các gợn sóng có hình các đường hypebol gọi là các vân giao thoa

     – Giải thích: mỗi nguồn sóng S1, S2 đều phát ra các gợn sóng tròn xung quanh ( gợn lồi (đỉnh sóng) được biểu diễn bằng các đường tròn nét liền, (gợn lõm (hõm sóng) được biểu diễn bằng các đường tròn nét đứt). Ở trong miền hai sóng gặp nhau có những điểm 2 sóng gặp nhau tăng cường nhau tạo nên các đường hypebol nét đứt dao động rất mạnh gọi là cực đại giao thoa, cũng có những điểm 2 sóng gặp nhau triệt tiêu nhau tạo nên các đường hypebol nét đứt đứng yên gọi là cực tiểu giao thoa.

Xem thêm:  Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào | Myphamthucuc.vn

         +) Dao động cùng phương, cùng tần số (chu kỳ).

         +) Có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

II) Phương trình dao động của một điểm trong vùng giao thoa

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 8)

     Có 2 nguồn sóng kết hợp S1, S2 có phương trình dao động là: uS1 = uS2 = Acos⁡(2πt/T).

     * Xét Điểm M là một điểm trong vùng giao thoa, cách S1,S2 những khoảng lần lượt là: d1, d2. Tại M sẽ nhận được sóng truyền từ hai nguồn S1, S2 có phương trình lần lượt là:

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 9)

     Dao động của M sẽ là tổng hợp của hai dao động điều hòa trên

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 10)

     – Nhận xét: Dao động của M có biên độ là 

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 11)

 cho thấy tùy thuộc vào hiệu đường đi d2 – d1 mà M có biên độ dao động khác nhau.

III) Vị trí cực đại cực tiểu giao thoa.

     Ta có 

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 12)
Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 13)

     Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số nguyên lần bước sóng:

     d2 – d= kλ     (k = 0, ±1, ±2, …)

     Cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số bán nguyên lần bước sóng:

     d2 – d1 = (k + 1/2)λ     (k = 0, ±1, ±2, …)

Lý thuyết Sóng dừng

I) Sự phản xạ của sóng

– Khi sóng gặp vật cản sóng sẽ phản xạ trở lại.

+) Nếu vật cản cố định sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ

+) Nếu vật cản tự do, sóng phản xạ luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ

II) Sóng dừng

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 14)

     – Khái niệm: là sóng truyền trên một sợi dây làm xuất hiện các nút sóng ( những điểm không dao động hay đứng yên) và các bụng ( những điểm dao động với biên độ lớn nhất).

     – Giải thích: gỉa sử đầu P của dây dao động liên tục, khi sóng truyền đến vật cản Q sẽ phản xạ lại liên tục ( như một nguồn phát sóng mới). Khi đó các phần tử trên dây nhận được cả sóng tới và sóng phản xạ ( 2 nguồn sóng kết hợp). Kết quả sóng tới và sóng phản xạ giao thoa với nhau tạo nên các bụng ( cực đại giao thoa) và các nút ( cực tiểu giao thoa).

Xem thêm:  Soạn Anh 7 mới : Unit 10. Getting started | Myphamthucuc.vn

     – Đặc điểm: vị trí các bụng và các nút xen kẽ và cách đều nhau

         +) Khoảng cách giữa 2 nút hoặc 2 bụng liên tiếp thì bằng λ/2, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp gọi là 1 bó sóng

         +) Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp thì bằng λ/4.

     – Điều kiện để có sóng dừng:

         +) Sóng dừng trên một sợi dây có 2 đầu cố định

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 15)

     Đặc điểm: 2 đầu là 2 nút, nên trên sợi dây có nguyên lần bó sóng.

     Điều kiện: chiều dài của dây phải bằng nguyên lần nửa bước sóng.

     l = k.λ/2      Trên dây có số bụng: k

     Số nút: k+1

         +) Sóng dừng trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 16)

     Đặc điểm: Đầu cố định là nút, đầu tự do là bụng, nên trên sợi dây có nguyên lần bó sóng và nửa bó sóng.

     Điều kiện: chiều dài của dây phải bằng một số lẻ lần λ/4.

     l = k.λ/2 + λ/4 = l = (2k + 1).λ/4      Trên dây có số bụng: k

     Số nút: k+1

Lý thuyết Sóng âm

I) Sóng Âm là gì

– Khái niệm: sóng âm (hay âm) là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, rắn, lỏng. Nguồn âm là những vật dao động phát ra âm.

– VD: gảy 1 dây đàn ghita, ta nghe thấy âm thanh của dây đàn phát ra. Khi đó dây đàn là nguồn âm, âm thanh truyền từ dây đàn đến tai ta là sóng âm.

– Phân loại:

+) Âm thanh (Âm nghe được) : những sóng âm gây ra cảm giác âm với màng nhĩ. Âm nghe được có tần số f thuộc khoảng từ 16Hz đến 20000HZ.

+) Hạ âm: âm có tần số nhỏ hơn 16Hz, tai người không nghe được nhưng voi, chim bồ câu,.. vẫn có thể nghe được hạ âm

+) Siêu âm: âm có tần số lớn hơn 20000Hz, tai người không nghe được nhưng chó, dơi, cá heo,.. vẫn có thể nghe được siêu âm.

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 17)

– Sự truyền âm:

+) Âm chỉ truyền qua được các môi trường rắn, lỏng, khí, không truyền được trong chân không.

   +) Sóng âm truyền trong mỗi môi trường với vận tốc xác định.

         vr > vl > vk

II) Những đặc trưng sinh lý và đặc trưng vật lý của âm( chỉ xét với nhạc âm)

Tạp âm: là những âm không có tần số xác định.

Nhạc âm: những âm có tần số xác định gọi là nhạc âm

Đặc trưng vật lý

Đặc trưng sinh lý

Mối liên hệ giữa 2 đặc trưng

Là những đặc trưng có thể đo lường được Là những đặc trưng liên quan đến cảm nhận (cảm giác) của con người Khi sóng âm tác dụng vào tai ta thì mỗi đặc trưng vật lý gây ra một đặc trưng sinh lý
Tần số âm f Độ cao Âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm.

– Cường độ âm I: là năng lượng A mà sóng âm truyền qua một một đơn vị diện tích S đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian t

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 18)

Với P là công suất của nguồn âm.

Trong không khí sóng âm là sóng cầu nên S = 4πR2

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 19)

– Mức cường độ âm L của âm có cường độ âm I là

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 20)

Với Io là cường độ âm chuẩn, là cường độ âm nhỏ nhất mà con người có thể nghe được có tần số

Tóm tắt lý thuyết Vật lý 12 Chương 2 hay nhất (ảnh 21

Như vậy mức cường độ âm cho biết cường độ âm I lớn gấp bao nhiêu lần cường độ âm chuẩn I

Độ to

Độ to của âm phụ thuộc vào tần số và cường độ âm.

Âm có cường độ càng lớn thì nghe càng to, nhưng độ to của âm không tăng tỉ lệ thuận với cường độ âm mà tăng theo mức cường độ âm.

Với cùng một cường độ âm, âm có tần số cao hơn nghe to hơn âm có tần số thấp.

– Đồ thị dao động của âm: là tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong một nhạc âm.

– Khi cho một nhạc cụ phát ra âm có tần số fthì nhạc cụ đó cũng sẽ phát ra những âm có tần số f là bội của f0 được gọi là họa âm thứ k: fk = kf

– Đồ thị dao động của những âm có cùng tần số và biên độ nhưng do các nhạc cụ khác nhau phát ra là khác nhau.

   
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu