/tmp/tprya.jpg Soạn sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX | Myphamthucuc.vn

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX trong sách giáo khoa Lịch sử 8 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 8 bài 7 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Giúp HS hiểu biết:

– Nắm được đôi nét về Lênin và việc thành lập dẩng vô sản kiểu mới ở Nga.

– Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907

Kiến thức lý thuyết Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

I. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai

1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX

– Sau thất bại của Công xã Pa ri, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vì :

+ Cùng với sự phát triển công nghiệp tư bản chủ nghĩa , giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng và chất lượng .

+ Mác và Ăng – ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào công nhân .

+ Học thuyết Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân .

+ Ý thức giác ngộ của công nhân lên cao

– Các phong trào tiêu biểu

Thời gian Địa điểm Nội dung
1899 Anh Nhiều cuộc bãi công đã nổ ra. Tiêu biểu là đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc chủ phải tăng lương.
1893 Pháp Công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1893.
01/05/1886 Mỹ 40 vạn công nhân Si-ca-gô biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.

* Nhận xét về phong trào công nhân so với trước Công xã Pari: phát triển rộng, hoạt động trên phạm vi lớn hơn ở nhiều nước.

Soạn sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (ảnh 2)

Cuộc biểu tình của công nhân Niu Oóc năm 1862

2. Quốc tế thứ hai 1889 – 1914

a. Hoàn cảnh

– Sự ra đời của những tổ chức công nhân và chính đảng của giai cấp công nhân ra đời (như 1875 :Đảng cã hội dân chủ Đức ; 1879 Đảng Công nhân Pháp ; 1883 nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành .)

– Đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay cho Quốc tế thứ nhất, nên ngày 14-7-1889 kỷ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba xti , 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai

b. Hoạt động từ 1889-1914

-1889- 1895 : dưới sự lãnh đạo của Ang ghen , Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng cho phong trài của công nhân quốc tế.

– 1895- 1914 : Quốc tê bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn. Các đảng của Quốc tế thứ hai, ủng hộ chính phủ tư sản gây chiến tranh.

Khi chiến tranh thế gưới thứ nhất bùng nổ ( 1914) Quốc tế thứ hai phân hóa và tan ra.

II. Phong trào công nhân và cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907

1. Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga.

– Lê nin ( 1870-1924) tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác

– 1903 Lê-nin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

* Nội dung Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga

– Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành Cách mạng xã hội chủ nghĩa .

– Đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản thành lập chuyên chính vô sản .

– Trước mắt là đánh đổ chế độ Nga Hoàng thành lập nước Cộng hòa, thi hành nhữngcải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân .

2. Cách mạng Nga 1905-1907.

* Nguyên nhân:

– Đầu thế kỷ XX nước Nga khủng hỏang, đời sống của nông dân và nhân dân lao động khốn khổ, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng.

– Thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật làm cho kinh tế, chính trị xã hội khủng hoảng trầm trọng.

*Diễn biến

– 9/1/1905, công nhân Pê-téc-bua biểu tình hòa bình nhưng bị Nga hoàng đàn áp dã man.

– 5/1905, nông dân nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ. Sau đó 1 tháng, thủy thủ trên chiếm hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa.

– 12/1905, nhân dân ở Mát-xcơ-va nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại. Phong trào kéo dài đến năm 1907.

Soạn sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (ảnh 3)

Thủy thủ tàu Pô -tem – kin

* Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 -1907

– Giáng 1 đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản . Làm suy yếu chế độ Nga Hòang . Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN sẽ diễn ra vào năm 1917

Xem thêm:  Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân pháp tập trung vào | Myphamthucuc.vn

– Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và phụ thuộc.

Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 8 bài 7 ngắn nhất

Câu hỏi trang 47 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?

Trả lời:

– Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng lương.

– Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

– Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

– Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

Câu hỏi trang 48 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai. Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?

Trả lời:

– Hoàn cảnh ra đời:

+ Sự phát triển mạnh của phong trào công nhân, đặc biệt là sự ra đời của tổ chức công nhân ở nhiều nước, đòi hỏi phải thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

+ Ngày 14-7-1889, nhân kỉ niệm 100 năm phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp Đại hội ở Pa-ri tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

– Nguyên nhân Quốc tế thứ hai tan rã:

+ Nội bộ Quốc tế thứ hai phân hóa.

+ Do sự xâm nhập của chủ nghĩa cơ hội, Quốc tế thứ hai đã từ bỏ lập trường vô sản, ủng hộ chính phủ tư sản.

Câu hỏi trang 49 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Tìm hiểu và trình bày những nét chính về cuộc đời và hoạt động cách mạng của Lê-nin.

Trả lời:

– V.I.Lê-nin (1870 – 1924) sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Ngay từ thời sinh viên, Lê-nin đã tham gia phong trào cách mạng chống Nga hoàng.

– Năm 1893, ông đến thủ đô Pê-tec-bua và trở thành người lãnh đạo nhóm Mác xít ở đây.

– Sau khi bị bắt và bị đi đày ở Xi-bia, Lê-nin sống ở nước ngoài một thời gian, đến năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.

Câu hỏi trang 49 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Những điểm nào chứng tỏ Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?

Trả lời:

– Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chủ trương tiến hành các mạng xã hội chủ nghĩa,đánh đổ chế độ tư sản thành lập chuyên chính vô sản.

– Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân.

– Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.

Câu hỏi trang 50 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Trình bày nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Trả lời:

* Nguyên nhân:

– Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

– Chế độ Nga hoàng thối nát đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh Nga – Nhật.

=> Nhân dân chán ghét chế độ Nga hoàng.

* Diễn biến:

– Từ cuối 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra.

– Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.

+ Ngày 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu cầu sách lên nhà vua nhưng bị đàn áp đẫm máu.

+ Tháng 5-1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh phá dinh cơ địa chủ phong kiến đã thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo.

+ Tháng 6-1905, thủy thủ chiến hạn Pô-tem-kin khởi nghĩa.

– Tháng 12-1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va nhưng thất bại.

Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 8 bài 7 ngắn nhất

Bài 1 trang 50 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

– Ở Anh, năm 1899 công nhân khuân vác Luân Đôn đâu tranh, buộc giới chủ phải tăng lương.

– Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội.

– Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

– Nhiều tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời: Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

Bài 2 trang 50 Sử 8 Bài 7 ngắn nhất: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907.

Trả lời:

– Đối với nước Nga:

+ Cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản.

+ Làm suy yếu chế độ Nga hoàng.

+ Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười năm 1917.

– Đối với thế giới: Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 8 bài 7

Câu 1: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu từ khi nào?

Xem thêm:  Lý luận văn học về truyện ngắn | Myphamthucuc.vn

Trả lời 

Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân bắt đầu ngay từ khi giai cấp công nhân ra đời.

Câu 2: Vì sao sau thất bại của Công xã Pari 1871, phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vào cuối thế kỉ XIX?

Trả lời 

Phong trào công nhân vẫn tiếp tục phát triển vào cuối thế kỉ XIX vì:

– Vào năm 30 cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp công nhân, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc.

 – Cùng với sự phát triển của công nghiệp tư bản chủ nghĩa, số lượng và chất lượng công nhân tăng lên nhanh chóng.

– Mác và Ăng – ghen với uy tín lớn lao vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào.

– Chủ nghĩa Mác đã thâm nhập vào phong trào công nhân ý thức giác ngộ của công nhân lên cao.

Câu 3: Quan sát hình 34 (SGK trang 46), em có nhận xét gì về dòng người biểu tình được thể hiện trong bức ảnh?

Trả lời 

Bức ảnh trong SGK mô tả dòng người biểu tình ở Niu Oóc ngày 1-5-1882. Hôm đó, hơn 8 vạn công nhân đổ xuống đường mang theo biểu ngữ đấu tranh đòi giới chủ phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động và hát vang bài hát tự sáng tác. Giao thông đường bộ, đường sắt của thành phố hoàn toàn ngưng trệ. Mọi nhà kho đều đóng cửa. Các nhà máy ngừng hoạt động. Viên thị trưởng thành phố tức giận ra lệnh đàn áp công nhân bằng bạo lực và cuộc biểu tình bị dìm trong biển máu.

Câu 4: Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX là gì?

Trả lời 

Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX là các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời ở mỗi nước.

Câu 5: Kể tên các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời vào cuối thế kỉ XIX?

Trả lời 

Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời vào cuối thế kỉ XIX:

– Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời năm 1875.

– Đảng Công nhân Pháp được thành lập năm 1870.

– Nhóm giải phóng lao động Nga hình thành năm 1883.

Câu 6: Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời vào cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì?

Trả lời 

Các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời vào cuối thế kỉ XIX ở mỗi nước đã chứng tỏ phong trào công nhân đã có sự phát triển mạnh và chủ nghĩa Mác đã có ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân quốc tế.

Câu 7: Quốc tế thứ hai được thành lập như thế nào?

Trả lời 

Ngày 14-7-1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.

Đạo hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng. Sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước. Đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.

Câu 8: Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai đã thông qua những vấn đề nào?

Trả lời 

Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai đã thông qua các nghị quyết quan trọng như:

– Sự cần thiết phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước.

– Đấu tranh giành chính quyền.

– Đòi ngày làm 8 giờ và lấy lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.

Câu 9: Nêu những đóng góp của Quốc tế thứ hai đối với sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế?

Trả lời 

Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức đại hội. Quốc tế thứ hai đã góp phần quan trọng trong việc truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong giai cấp công nhân, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển cũng như thúc đẩy việc thành lập các chính đảng vô sản ở nhiều nước.

Câu 10: Đại hội thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga đã thông qua những vấn đề gì?

Trả lời 

– Đại hội đã thông qua Cương lĩnh và khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.

– Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Câu 11: Trình bày diễn biến của cuộc biểu tình ngày 9-1-1905?

Trả lời 

Ngày chủ nhật 9-1-1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không mang theo vũ khí kéo đến trước cung điện Mùa Đông (cung điện của Nga hoàng) để đưa bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng Ni-cô-lai II ra lệnh cho quân đội và cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình. Gần 1000 người chết, 2000 người bị thương. Làn sóng căm phẫn của nhân dân lan ra khắp nơi. Hưởng ứng lời kêu gọi của những người Bôn-sê-vích, công nhân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến lũy khởi nghĩa. Xung đột đổ máu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình ngắn gọn | Myphamthucuc.vn

Câu 12: Nêu nguyên nhân thất bại của Cách mạng Nga ( 1905-1907)?

Trả lời 

Các mạng Nga ( 1095-1907)  không đi đến thắng lợi là do:

– Tương qua lực lượng quá chênh lệch về phía Nga hoàng.

– Những người công nhân khởi nghĩa thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, thiếu sự thống nhất trên toàn quốc, không chuẩn bị kĩ càng.

– Sự hoạt động chia rẽ của người Men-sê-vích làm cho Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thiếu sự thống nhất, làm yếu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

– Các nước đế quốc châu Âu giúp Nga hoàng đàn áp cách mạng.

Câu 13: Lập bảng so sánh Cách mạng Nga (1905-1907) với các cuộc cách mạnh tư sản khác (giai cấp lãnh đạo), lực lượng chính tham gia cách mạng, kết quả và xu thế phát triển của cách mạng?

Trả lời 

Nội dung so sánh

Cách mạng Nga ( 1905-1907) 

Các cuộc cách mạng tư sản khác

– Lãnh đạo

Giai cấp vô sản

Giai cấp tư sản

– Lực lượng chủ yếu tham gia cách mạng

Công nhân, nông dân, binh lính

Tư sản, nông dân, bình dân, thành thị

– Mục đích

Lật đổ chế độ phong kiến, thực hiện các nhiệm vụ dân chủ; mở đường cho sản xuất phát triển

Lật đổ chế độ phong kiến, thực hiện các nhiệm vụ dân chủ; mở đường cho sản xuất phát triển

– Kết quả

Thiết lập chuyên chính vô sản

Thiết lập chuyên chính tư sản

– Xu thế phát triển

Tiếp tục làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội

Xây dựng chủ nghĩa tư bản

Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 8 Bài 7

Câu 1: Từ khi nào ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động?

A. Từ năm 1889

B. Từ năm 1890

C. Từ năm 1895

D. Từ năm 1914.

Câu 2: Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là gì?

A. Tiến hành cách mạng XHCN.

B. Lật đổ chế độ Nga hoàng.

C. Thành lập nhà nước vô sản.

D. Cải cách dân chủ.

Câu 3: Đỉnh cao của Cách mạng Nga 1905-1907 là gì?

A. Khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va.

B. Khởi nghĩa của thủy thủ Pô-tem-kin.

C. Nổi dậy của nông dân.

D. Biểu tình ở Pê-téc-bua.

Câu 4: Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp vô sản

B. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp tư sản

D. Giai cấp tiểu tư sản

Câu 5: Đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã thành lập một chính đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chính đảng này có gì mới so với các tổ chức trước đây?

A. Chính đảng của những người lao động Nga.

B. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản.

C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

Câu 6: Mục tiêu của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là gì?

A. Lật đổ chính quyền Nga hoàng.

B. Lật đổ tư sản Nga, giành chính quyền về giai cấp vô sản.

C. Lật đổ Nga hoàng, tư bản, thành lập nhà nước chuyên chính vô sản.

D. Chống chiến tranh đế quốc.

Câu 7: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao?

A. Sai lầm về đường lối đấu tranh.

B. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.

C. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi.

D. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.

Câu 8: Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động thông qua hình thức nào?

A. Các nghị quyết

B. Các kì đại hội

C. Sự viện trợ kinh tế.

D. Sự lãnh đạo của cá nhân.

Câu 9: Quốc tế thứ hai Không có đóng góp nào sau đây?

A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.

B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.

C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.

D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.

Câu 10: “ Linh hồn của Quốc tế thứ hai” là ai?

A. C.Mác

B. Ăng-ghen

C. Lê-nin

D. Xanh Xi-mông

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX trong SGK Lịch sử 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 8 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu