/tmp/ibola.jpg
Tổng hợp đề đọc hiểu Câu chuyện ốc sên trích trong Quà tặng cuộc sống để làm quen về thông điệp thông qua cuộc trò chuyện của hai mẹ con ốc sên em nhé!
Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân là những gì Câu chuyện ốc sên muốn gửi gắm đến người đọc. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản, cùng Top lời giải tham khảo một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:
Nội dung bài viết
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên.
Câu 2: Phép tu từ cơ bản đc người viết sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3: Chỉ rõ một câu văn có sử dụng thành phần phụ chú.
Câu 4: Xác định phép liên kết về hình thức trong đoạn trích sau:
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
Câu 5: Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ?
Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.
Câu 6: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên là: Tự sự.
Câu 2: Phép tu từ cơ bản đc người viết sử dụng trong văn bản trên là nhân hóa.
Câu 3: Một câu văn có sử dụng thành phần phụ chú là:
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
Hoặc: “Vì vậy mà chúng có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”
Câu 4: Phép liên kết về hình thức trong đoạn trích dưới đây là:
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
– Phép liên kết về hình thức:
+ phép lặp – “chị sâu róm”, “chị ấy”
+ phép nối: “vì”
Câu 5: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.” có thể hiểu chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý những gì đang có, không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.
Câu 6: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là: Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Mình có thể thiệt thòi ở đây thì sẽ nhận được may mắn ở chỗ khác và ngược lại. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có. Dựa vào bản thân để vươn lên luôn mang lại cho bản thân cảm giác an toàn.
ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
– “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
– “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
– “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
– “Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
– “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
– “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu trả lời của ốc sên mẹ thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 3. Ý nghĩa hình ảnh “cái bình” trong lời của ốc sên con và của ốc sên mẹ: (0,5 điểm)
– Ốc sên con: “Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế?”
– Ốc sên mẹ: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!”
Câu 4. Điều anh/ chị tâm đắc nhất từ văn bản trên là gì? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 5: Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 5:
a. Mở bài:
– Dẫn dắt, giới thiệu cuộc trò chuyện của mẹ con ốc sên.
– Nêu vấn đề nghị luận: Hãy dựa vào chính mình.
b. Thân bài :
* Phân tích câu chuyện:
– Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện.
– Nêu ý nghĩa câu chuyện :
+ Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ… Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.
+ Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
* Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện :
– Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.
– Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại, phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.
– Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự bảo đảm đó.
– Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chính.
– Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống
– Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan…
* Bài học nhận thức và hành động:
– Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.
– Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.
c. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa câu chuyện, liên hệ bản thân hoặc gợi mở cho người đọc tiếp tục suy nghĩ.
————-
Trên đây là một số đề đọc hiểu Câu chuyện ốc sên mà Top lời giải đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà! Đừng quên tham khảo các đề đọc hiểu ngữ văn 12 được tổng hợp!