/tmp/wvddr.jpg
PLL là bước thứ 4 và cũng là cuối cùng của phương pháp giải Rubik 3×3 nâng cao – CFOP. Do chỉ gồm 21 công thức nên mọi người thường sẽ khuyên bạn nên học PLL trước OLL và F2L.
PLL là từ viết tắt cho Hoán vị lớp cuối cùng (Permutation of the Last Layer) và là bước cuối của phương pháp giải Rubik nâng cao CFOP. Trong bước này, toàn bộ mặt trên đã cùng màu, bây giờ ta sẽ dùng những dãy công thức PLL để di chuyển các mảnh vào vị trí cần thiết.
PLL có tổng cộng 21 công thức (sẽ là 13 nếu bạn tính các trường hợp mirror và nghịch đảo là như nhau) và mỗi trường hợp được đặt tên theo một chữ cái. Ngoài ra, PLL là cũng là một nhóm rất nhỏ của ZBLL (được mệnh danh là “chén thánh” của speedcubing).
– Hoán vị góc
– Hoán vị cạnh
Bạn có thể chỉ cần học 7 công thức thay vì 21 nhưng gộp lại như vậy sẽ tốn thời gian hơn rất nhiều và cũng sẽ gặp phải sai sót hơn.
Hướng dẫn cách áp dụng công thức PLL
Ví dụ
Ở bước này chúng ta cần lưu ý 1 số kí hiệu sau:
X, Y ( x,y) là các phép quay cả khối Rubik
u: là hai lớp cuối cùng
Trước tiên, hãy tự xoay lớp trên cùng để tự căn chỉnh được càng nhiều mảnh càng tốt, sau đó bạn tiến hành thực hiện theo 1 trong số 21 thuật toán dưới đây.
Nếu cảm thấy việc nhớ các thuật toán như vậy là quá nhiều, bạn nên thử phương pháp PLL 2look. Phương pháp này chỉ cần nhớ 6 thuật toán, nhưng dĩ nhiên là mất thêm nhiều thời gian hơn.
Ở đây, để dễ dàng định dạng các thuật toán, mình sẽ đặt tên cho các thuật toán, chúng khác nhau ở hình dạng các dấu chấm. Dấu chấm đại diện cho các mảnh lớp cuối cùng. Các dấu chấm được hoán vị cho nhau sẽ được liên kết bằng các dấu nối –
Ví dụ: tham khảo thuật toán A1, có hình khối Rubik thực tế như sau:
Các mảnh cần hoán vị lại là 3 mảnh góc được kí hiệu bằng 3 dấu chấm. Và 3 mảnh này sẽ hoán vị đổi chỗ cho nhau, nên ta liên kết chúng bởi các dấu gạch và tạo được hình như mô tả ở dưới.
Cách xoay theo thuật toán A1 lần lượt qua các bước như sau:
Nhóm 1 – Hoán vị góc
Nhóm 2 – Hoán vị cạnh
Nhóm 3 – Hoán vị cả cạnh và góc
Nhóm 4 – Hoán vị chu kỳ cả góc và cạnh (G)
2 Look PLL – 7 công thức PLL cơ bản
2 look PLL bao gồm 7 công thức nằm trong PLL và được chia làm 2 bước nhỏ hơn:
– Bước 1: Hoán vị góc (3 công thức trong nhóm 1).
– Bước 2: Hoán vị cạnh (4 công thức trong nhóm 2).
Bạn có thể chỉ học 2 look PLL nhưng đừng nên coi nó là giải pháp lâu dài. Không giống như OLL bạn có thể dễ dàng tạo dấu thập để sẵn sàng cho việc định hướng, thời gian nhận ra trường hợp ở 2 look PLL thậm chí dài hơn cả thời gian thực hiện.
Điều này dẫn đến thời gian giải tầng ba chậm hơn x2 lần thay vì PLL đầy đủ. Dù sao thì sau khi học xong 2 look PLL, bạn nên học luôn các công thức còn lại, hầu hết chúng đều tương đối dễ học và dễ dàng Finger Trick.
Lời khuyên khi học công thức PLL
Ngoài khả năng vận dụng finger và look ahead thì việc học công thức PLL đóng vai trò rất quan trọng trong việc xoay Rubik, cải thiện tốc độ xoay. Áp dụng theo đúng công thức sẽ giúp bạn cải thiện tốc độ, rút ngắn thời gian mà không cần mất nhiều công rèn luyện đôi tay. Trong quá trình học công thức PLL cần lưu ý:
– Nên học từ từ, trung bình 2 – 4 công thức 1 ngày là hợp lý. Bởi nếu học quá nhiều công thức cùng một lúc chắc chắn bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn. Thực hành thành thạo từng công thức và đảm bảo đã khắc sâu được thao tác vào bộ nhớ cơ của bạn sau đó mới chuyển sang công thức mới để đảm bảo không bị quên đi sau một thời gian dài
– So sánh những công thức với nhau để nhận thấy sự thay đổi giúp phân loại các công thức dễ dàng hơn
– Ôn lại những công thức cũ nhiều lần để luyện tập cùng những công thức mới
– Học 2 Look PLL là lựa chọn khôn ngoan để làm quen với hoán vị góc cạnh nhưng chỉ nên coi là giải pháp tạm thời
– Luyện tập Finger Trick song song với việc học công thức. Điều này sẽ giúp bạn nhớ công thức tốt hơn và tăng dần tốc độ xoay Rubik
Trên đây là tổng hợp 21 công thức PLL mà chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công để giải rubik.