/tmp/vnhmw.jpg
Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Bánh trôi nước ngắn nhất, đây là phiên bản soạn văn 7 ngắn nhất được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích cô đọng kiến thức, giúp cho các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách dễ dàng.
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Bánh trôi nước thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Đặc điểm của thể thơ:
– Số câu : 4.
– Số chữ trong mỗi dòng thơ : 7 chữ.
– Cách gieo vần : chữ cuối cùng của các câu 1 – 2 – 4. Vần on : tròn – non – son.
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:
– Bánh trôi có hình tròn và màu trắng
– Rắn hay nát là ở bàn tay của người nhào nặn
– Đun sôi trong nước vài lần mới chín
b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:
– Hình thức: Trắng trẻo, xinh đẹp
– Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
– Phẩm chất: trong trắng, dù cuộc đời nhiều điều bấp bênh vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa
c. Nghĩa thứ hai quyết định bài thơ. Bởi vì bài thơ được sáng tác bởi một nữ thi sĩ và có mục đích ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Một số câu hát than thân ở bài 4:
– ” Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”
– ” Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
– Mối liên quan giữa cảm xúc của những câu hát than thân với lời thơ của Hồ Xuân Hương: đều là những tiếng nói xót thương cho số phận người phụ nữ xinh đẹp, nhỏ bé giữa cuộc đời, chênh vênh, không được tự quyết định số phận của chính mình.
Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Học sinh tự học thuộc