/tmp/qsllv.jpg
Trao Duyên quả thực là một trong những đoạn trích xúc động, ám ảnh vào bậc nhất Truyện Kiều, đồng thời ở đó, Nguyễn Du bằng bút pháp tài hoa của mình đã khơi gợi được sự đồng cảm trong lòng độc giả dành cho Kiều. Hãy cùng cảm nhận trong bài phân tích 18 câu đầu Trao duyên dưới đây nhé.
Một câu thơ hay là câu thơ giàu sức gợi, và kêu gọi được cả sự đồng cảm của người đọc trong mạch cảm xúc, để từ đó bắt đầu hành trình đồng điệu cùng tâm hồn nhân vật trữ tình. Có thể nói, 18 câu đầu Trao duyên đã thực sự xuất sắc khi làm được điều đó.
Trước hết phải khẳng định rằng trao duyên là nhan đề đầy bất thường, xưa này người ta trao khăn, trao áo trao lời, có mấy ai trao duyên bao giờ? Vì duyên là mối gắn bó tự nhiên giữa con người với con người, cầu không có, muốn không được, nó khiến cho người trao thì đau đớn, người nhận thì bối rối gượng ép vô cùng.
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Vì việc trao duyên là chuyện khó khăn, vậy nên lời điệu đọc lên nghe đã thấy trúc trắc. Từ mở đầu “cậy em”, như trĩu nặng cả câu thơ, như tiếng nấc nghẹn ngào đứt đoạn, đầy run rẩy. Có phải điều nhờ cậy còn lớn lao hơn so với người nhờ cậy, cho nên dù rất bình tĩnh trước sóng gió cuộc đời, nhưng đứng trước bi kịch bản thân Kiều vẫn cảm thấy bối rối. Câu thơ “cậy em em có chịu lời”, vừa có nghĩa là nhờ vả, vừa góp phần bộc lộ tâm trạng quằn quại, khó nói, vừa gửi gắm một niềm ti. Chịu lời, dường như người trao duyên hiểu rằng Vân đã bị đẩy vào tình thế mặc nhiên mà phải chấp nhận. Là một người chị trong gia đình, Kiều có thể đề nghị em bằng những lời kẻ cảng, nhưng Kiều đặt em vào vị trí ngang hàng, bình đẳng xem ra còn là tư thế của một kẻ chịu ơn, vừa là sự sang trọng, nghi lễ, nhưng vừa là sự ràng buộc khéo léo với Vân. Nhưng cách khiến người đọc cảm động và cũng chua xót ở đây là cách Kiều giãi bày với Vân:
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Căn nguyên từ mối tình Kim Kiều, đã từng vô cùng sâu nặng, tới mức khi nhắc lại nó không còn đơn thuần là những kỉ niệm được điểm mặt gọi tên mà nó là cứ liệu của tâm hông đang sống ở đây, là những lớp sóng cồn đang trào lên không dứt cứ dồn dập, kéo ta về hiện tại. Nhưng mối tình đẹp là thế, cao quý vô ngần là thế, nhưng vì biến cố của gia đình “sóng gió bất kì” mà bỗng chốc thành ra dang dở. Khi , Kiều nó với Vân dùng từ “gánh” ở đó, là phần nào ta cũng cảm nhận được Kiều biết vẫn sẽ thiệt thòi khi chắp mối tơ thừa, khi chấp nhận gánh nặng này. Vừa gợi lên một cái gì đó vừa như dang dở, vừa trĩu nặng, vừa dằng dặc của nỗi nhớ niềm thương và của nỗi đau khắc khoải khôn nguôi. Không những sâu sắc, cảm động khi xét ở phương diện cái tình, mà còn rất thuyết phục về mặt lí lẽ. Rằng, Vân hẵng còn trẻ, em còn cả một tương lai ở phía trước, mọi điều tốt đẹp đều có thể bắt đầu, xây dựng, vun vén. Để tăng sức thuyết phục Kiều đã viện dẫn cả linh hồn lẻ bạc của mình để nhờ em. Dẫu có chết chị cũng vô cùng cảm ta, cảm thấy mãn nguyện nếu được em chấp nhận. Lời thỉnh cầu vừa có sự thuyết phục của lý trí, lại vừa đong đầy niềm cảm thông, nhờ thế mà từ trái tim Kiều có thể dọn đường đến trái tim Vân.
“Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Cạn lời hồn ngất máu say
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”.
Với Kiều tình yêu là lẽ sống, cũng là nguồn mạch nuôi dưỡng sự sống, kỷ vật đã trao, duyên đã đoạn, thế nên chẳng khác gì hồn lìa khỏi xác, chỉ còn lại đây một trái tim đã chết trong đớn đau và tuyệt vọng.
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng qua đó, ta thấy được Nguyễn Du đã nắm bắt rất tinh diễn biến tâm lí của kiều, qua đó ta thấy được Kiều là một con người nặng tình nặng nghĩa trong tình yêu, nhưng lại cũng rất mực thương cha và lo lắng cho gia đình, nên nguyện hi sinh thân mình. Giọng thơ vừa tha thiết, vừa van xin, vừa khẩn khoản thiết tha mà cũng đầy trĩu nặng.