/tmp/nzrof.jpg
Tiếp theo phần soạn Bài 22 phần 1 ngắn nhất: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI – XVIII), chúng ta sẽ cùng nhau đi tiếp Bài 22 phần 2. Trong phần này Top lời giải sẽ hướng dẫn các bạn trả lời toàn bộ các câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử 7, đồng thời tham khảo thêm các câu hỏi củng cố kiến thức và thực hành với các dạng bài trắc nghiệm kiểm tra hay nhất.
Chúng ta cùng đi đến nội dung bài học ngay dưới đây nhé:
Mục tiêu bài học
– Nhà nước phong kiến tập quyền của Đại Việt phát triển hàn chỉnh và đạt đến đỉnh cao ơt TK XV về các mặt thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế.
– Đầu TK XVI những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt chính trị, xa hội. Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
Câu hỏi trang 107 Sử 7 Bài 22 ngắn nhất:
Nguyên nhân hình thành Nam – Bắc triều?
Trả lời:
Nam – Bắc triều hình thành do:
+ Khi triều nhà Lê suy yếu sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến ngày càng quyết liệt.
+ Vốn là một võ quan,Mạc Đăng Dung lợi dụng tình hình đó, năm 1527, ôngcướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
+ Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “ Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).
=> Hình thành Nam – Bắc triều.
Câu hỏi trang 108 Sử 7 Bài 22 ngắn nhất:
Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra tai họa gì cho nhân dân ta.
Trả lời:
Tai họa của chiến tranh Nam – Bắc triều đối với nhân dân là:
– Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.
– Chiến tranh là làng mạc tiêu điều, xơ xác.
– Người dân phiêu tán, chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều.
– Hàng vạn người dân bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính.
Câu hỏi trang 108 Sử 7 Bài 22 ngắn nhất:
Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?
Trả lời:
Năm 1545. Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyển. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam.
=> Tại đây, Nguyễn Hoàng và con cháu của ông xây dựng một thế lực riêng. Hình thành nên thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong.
Câu hỏi trang 109 Sử 7 Bài 22 ngắn nhất:
Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
Trả lời:
Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672), Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.
– Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đánh dấu bắt đầu thời kì đất nước bị chia cắt thành hai đàng trong một thời gian dài.
=> Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII gây bao thương đau cho dân tộc và tổn hại đến sự phát triển của đất nước.
Bài 1 trang 109 Sử 7 Bài 22 ngắn nhất:
Em hãy nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Trả lời:
* Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều:
– Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh – Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.
– Chiến tranh là làng mạc tiêu điều, xơ xác.
– Người dân phiêu tán, chạy tan tác, kêu khóc đầy đường, chết đói rất nhiều.
– Hàng vạn người dân bị Nam triều và Bắc triều bắt đi lính.
* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:
– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672), Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường ác liệt.
– Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đánh dấu bắt đầu thời kì đất nước bị chia cắt thành hai đàng trong một thời gian dài.
→ Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII gây bao thương đau cho dân tộc và tổn hại đến sự phát triển của đất nước.
Bài 2 trang 109 Sử 7 Bài 22 ngắn nhất:
Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội nước ta ở thế kỉ XVI – XVII?
Trả lời:
* Nhận xét về tình hình chính trị, xã hội nước ta thời kì thế kỉ XVI – XVII:
– Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra tình trạng chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.
– Xã hội: Xã hội bất ổn định, chiến tranh phng kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân đã nổ ra.
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?
A. Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.
C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.
D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.
Chọn đáp án: C
Giải thích:
Khởi nghĩa nông dân nổ ra chủ yếu do mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước trở nên gay gắt. Họ nổi dậy chống lại chính quyền và địa chủ phong kiến.
Nông dân không can thiệp vào các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến.
Câu 2: Thời Lê Sơ, đầu thế kỷ XVI có mâu thuẫn nào gay gắt nhất?
A. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa quan lại địa phương với nhân dân.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê Sơ bắt đầu suy yếu, vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân, mặc cho quan lại ở địa phương vơ vét, bóc lột nhân dân, bắt nhân dân phải lao động khổ sai, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém → mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình ngày càng gay gắt.
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là:
A. khởi nghĩa Trần Tuân.
B. khởi nghĩa Lê Hy.
C. khởi nghĩa Phùng Chương.
D. khởi nghĩa Trần Cảo.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) ở Đông Triều – Quảng Ninh đã ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải tháo chạy vào Thanh Hóa.
Câu 4: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?
A. Lật đổ nhà Lê sơ.
B. Bị dập tắt nhanh chóng nên không có ý nghĩa gì.
C. Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.
D. Tiêu diệt tất cả các thế lực cát cứ ở địa phương.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Nhà Lê phải tập trung lực lượng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Các cuộc khởi nghĩa này tuy không lật đổ được triều đình nhà Lê nhưng đã góp phần mạnh mẽ làm nhà Lê nhanh chóng suy yếu và sụp đổ.
Câu 5: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.
B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc
Chọn đáp án: B
Giải thích:
Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa nhà Mạc – Bắc triều.
Với nhà Lê – Nam triều.
+ Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc.
+ Năm 1533, Nguyễn Kim lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” đưa người thuộc dòng dõi họ Lê lên làm vua gọi là Nam triều.
+ Chiến tranh giữa hai thế lực kéo dài suốt 50 năm, nhà Mạc thất bại phải chạy lên Cao Bằng.
Câu 6: Cuộc xung đột Nam – Bắc triều kết thúc, quyền lực của vua Lê như thế nào?
A. Mất hết quyền lực.
B. Vẫn nắm truyền thống trị.
C. Quyền lực bị suy yếu.
D. Cũng nắm quyền lực nhưng phải dựa vào chúa Trịnh.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, vua Lê chỉ trên danh nghĩa, mất hết quyền lực.
Câu 7: Chiến tranh Nam – Bắc triều đã ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống nhân dân?
A. Mùa màng bị tàn phá nặng nề, ruộng đồng bị bỏ hoang, nhiều người chết đói.
B. Đất nước bị chia cắt.
C. Nông dân không tham gia vào chiến tranh nên không bị ảnh hưởng gì.
D. Nông dân nhân cơ hội này đứng lên lật đổ chính quyền nhà Mạc.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Chiến tranh Nam Bắc triều nổ ra tàn phá mùa màng, nhân dân bị bắt đi phu đi lính, ruộng đất bị bỏ hoang, nhân dân đói khổ phải phiêu tán khắp nơi.
Câu 8: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1545 đến năm 1592.
B. Từ năm 1545 đến năm 1627.
C. Từ năm 1627 đến năm 1672.
D. Từ năm 1627 đến năm 1692.
Chọn đáp án: C
Giải thích: (SGK – Tr. 108)
Câu 9: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?
A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.
B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.
C. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.
D. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.
Chọn đáp án: C
Giải thích: (SGK – tr.109)
Câu 10: Ở Đàng Trong chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận – Quảng để
A. lập làng, lập ấp phục vụ nhân dân.
B. khẩn hoang mở rộng vùng cai trị.
C. tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều đất đai.
D. củng cố cơ sở cát cứ.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Năm 1545, Nguyễn Kim bị giết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, tìm cách loại trừ thế lực của Nguyễn Kim. Nguyễn Hoàng là con trai của Nguyễn Kim thấy được mối đe dọa đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa và xây dựng cơ sở cát cứ của mình, tách khỏi sự phụ thuộc vào họ Trịnh.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 22 phần 2: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI – XVIII) trong SGK Lịch sử 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.
Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 7 trong Sách bài tập và Vở bài tập tại đây nhé: