/tmp/vavdb.jpg
Nội dung bài viết
– Khái niệm: thoái hóa là hiện tượng mà các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, xuất hiện nhiều tính trạng xấu, năng suất thấp, bị chết non.
– Ví dụ: ở lúa mì: vụ đầu tiên thân cây cao, cứng, số lượng bông nhiều, hạt chắc, vụ thứ 2, thứ 3: thân cây lùn, yếu, số lượng bông ít, hạt lép nhiều, một số cây lá có màu trắng, nhiều cây bị chết.
1. Thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn
Thoái hóa ở ngô
– Hiện tượng tự thụ phấn ở cây giao phấn → các cặp gen lặn có tỷ lệ xuất hiện ở trạng thái đồng hợp lặn cao → đa số biểu hiện các tính trạng xấu.
2. Thoái hóa do giao phối gần ở động vật
– Giao phối gần là: sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
– Các thế hệ sau: sự sinh trưởng, phát triển yếu, xuất hiện con quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non
– Cũng giống như tự thụ phấn ở thực vật, giao phối gần làm xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn → đa số biểu hiện các tính trạng xấu.
Vịt con 4 chân, lợn con có cột sống yếu và móng chân phát sáng
– Tỷ lệ các kiểu gen qua các thế hệ tự thụ phấn:
– Nhận xét: tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
– Tự thụ phấn hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ → các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp → có thể gây hại cho cơ thể.
– Tuy nhiên, 1 số loài thực vật thụ phấn nghiêm ngặt (đậu Hà Lan, cà chua…), động vật thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, chim cu gáy …) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối gần vì hiện tại chúng mang các cặp gen đồng hợp không gây hại.
Trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần để:
– Củng cố, duy trì đặc tính mong muốn
– Tạo dòng thuần
– Loại bỏ gen xấu gây hại ra khỏi quần thể
– Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai
Xem toàn bộ Soạn Sinh 9: Bài 34. Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần