/tmp/tayjm.jpg
Nội dung bài viết
Là quá trình đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này ( bò cho phôi) vào cơ thể bò mẹ khác ( bò nhận phôi), phôi vẫn sống và phát triển tốt tạo thành cá thể mới và được sinh ra bình thường
Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển
Nếu chuyển phôi vào cơ thể khác có trạng thái sinh lí sinh dục phù hợp với trạng thái của cá thể cho phôi thì nó vẫn sống và phát triển bình thường .Sự phù hợp đó gọi là sự đồng pha .
Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmôn sinh dục điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh học hoặc hoocmôn nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi ( Gây động dục đồng pha hoặc gây rụng trứng hàng loạt)
1. Điều kiện cấy truyền phôi:
– Bò cho phôi và bò nhận phôi phải có hiện tượng động dục cùng pha, khoẻ mạnh, SS bình thường
– Phôi của bò cho phải được thụ tinh (tự nhiên hoặc nhân tạo) và phải được nuôi dưỡng tốt( hiện nay có ngân hàng phôi…)
– Phải có trình độ chuyên môn, phương tiện kĩ thuật để lấy phôi, nuôi và cấy phôi thành công
2. Tiêu chí chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi:
– Vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải khỏe mạnh, sinh sản bình thường, có năng suất cao về 1 hoặc 1 vài tính trạng.
– Vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt, sức khỏe tốt, sức sản xuất cao
3. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi
– Bước 1: Chọn vật nuôi cho phôi và nhận phôi: vật nuôi cho phôi phải cho phôi có chất lượng di truyền tốt, vật nuôi nhận phôi phải có khả năng sinh sản tốt và sức khỏe tốt
– Bước 2: Gây động dục đồng pha ở vật nuôi cho phôi và nhận phôi:
Dùng các chế phẩm sinh học chứa hoocmon hay hoocmon nhân tạo để điều khiển sự sinh sản của vật nuôi
– Bước 3: Phối giống cho vật nuôi cho phôi bằng thụ tinh nhân tạo
– Bước 4: Thu hoạch các phôi ở vật nuôi cho phôi: Dùng phương pháp súc rửa ống dẫn trứng để thu phôi trước khi làm tổ
– Bước 5: Cấy các phôi đã cấy vào tử cung vật nuôi nhận phôi có cùng thời kỳ động dục với nguyên tắc “lấy ở vị trí nào thì đưa vào đúng vị trí ấy”
– Bước 6: Nuôi, chăm sóc vật nuôi cho phôi trở lại kỳ động dục mới. Chăm sóc các vật nuôi nhận phôi mang thai để thai phát triển tốt
– Bước 7: Nuôi dưỡng đàn con để bổ sung vào đàn giống
4. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi
– Đây là thành tựu tiến bộ của KHSX giống hiện đại, giúp tăng nhanh số lượng và đảm bảo tốt chất lượng của những vật nuôi quý hiếm
– Phổ biến và nhân nhanh về số lượng và chất lượng giống tốt
– Giảm chi phí trong chăn nuôi: như con giống, chuồng trại, nhân lực…
– Hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức chống chịu khả năng thích nghi của bê con…
– Một số thành tựu công nghệ cấy truyền phôi
Bê sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi
Bê sinh đôi ra từ một phôi cắt đôi
Như tên tiêu đề của bài Ứng dụng tế bào trong công tác giống, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
– Biết được khái niệm và cơ sở khoa học cuả công nghệ cấy truyền phôi bò
– Nêu được trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò