/tmp/ujgvc.jpg
Nội dung bài viết
– Nội môi là môi trường bên trong cơ thể. Gồm các yếu tố lí hóa.
– Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn ra bình thường.
– Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) biến động và không duy trì được sự ổn định (mất cân bằng nôi môi), sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào, các cơ quan, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.
-Bộ phận tiếp nhận kích thích: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. Bộ phận này tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài) và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
– Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều khiển các hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
– Bộ phận thực hiện: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu… dựa trên tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn từ bộ phận điều khiển để tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.
– Những trả lời của bộ phận thực hiện tác động ngược lại đối với bộ phận tiếp nhận kích thích gọi là liên hệ ngược.
1. Vai trò của thận
– Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
– Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng (do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi…) → thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước vào → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
– Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm → thận tăng thải nước → duy trì áp suất thẩm thấu.
– Thận còn thải các chất thải như: urê, crêatin…
2. Vai trò của gan
– Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: prôtêin, các chất tan và glucôzơ trong máu.
– Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định.
– Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyến tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.
– Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2, axit lactic… có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể.
– Hệ đệm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH− khi các ion này xuất hiện trong máu → Duy trì pH trong máu ổn định.
– Có 3 loại hệ đệm trong máu:
+ Hệ đệm bicacbonnat: H2CO3/NaHCO3.
+ Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/NaHPO4−.
+ Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).
⇒ Trong các hệ đệm, hệ đệm prôtêinat là hệ đệm mạnh nhất.
– Ngoài hệ đệm, phổi và thận cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng pH nội môi.
+ Phổi điều hòa pHpH máu bằng cách thải CO2, vì khí CO2 tăng sẽ làm tăng H+.
+ Thận thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH3… → điều hòa pH.