/tmp/ewjhg.jpg
Câu hỏi: So sánh quần thể và quần xã
Trả lời:
1/ Giống nhau:
+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.
+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.
+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.
2/ Khác nhau:
Quần thể sinh vật |
Quần xã sinh vật |
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài. + Không gian sống gọi là nơi sinh sống. + Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ. + Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã. + Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường. + Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán. |
+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài + Không gian sống gọi là sinh cảnh. + Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ trợ và đối địch. + Thời gian hình thành dài hơn và ổn định hơn quần thể. + Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì. + Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học. |
Kiến thức mở rộng
1. Định nghĩa
– Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.
Ví dụ: Tập hợp các con cá mè đang được nuôi trong cùng 1 ao là một quần thể. Trong đó tập hợp các cá thể cá mè, cá chép, cá rô phi trong ao đó không được tính là một quần thể.
2. Những đặc trưng cơ bản
a. Tỉ lệ giới tính
– Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
– Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
– Tỉ lệ đực/cái quan trọng vì nó cho thấy tiền năng sinh sản của quần thể.
b. Thành phần nhóm tuổi
– Trong 1 quần thể, thông thường có 3 nhóm tuổi chính là: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
– Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi, người ta sử dụng các tháp tuổi. Có 3 dạng tháp tuổi như sau:
A: Tháp tuổi dạng phát triển
B: Tháp tuổi dạng ổn định
C: Tháp tuổi dạng giảm sút
c. Mật độ quần thể
– Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
– Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
– Mật độ quần thể là một đặc trưng quan trọng nhất của quần thể vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
* Lưu ý: trong các đặc trưng cơ bản của quần thể thì đặc trưng quan trọng nhất là mật độ vì mật độ quyết định các đặc trưng khác và ảnh hưởng tới mức sử dụng nguồn sống, tần số gặp nhau giữa con đực và con cái, sức sinh sản và tử vong, trạng thái cân bằng của quần thể, các mối quan hệ sinh thái khác để quần thể tồn tại và phát triển.
3. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
– Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở, … thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể.
– Số lượng cá thể tăng khi môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi, … khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan khiếm, thiếu nơi ở và nơi sinh sản làm nhiều cá thể bị chết dẫn đến mật độ cá thể giảm xuống. Sau đó mật độ cá thể được điều chỉnh trở về mức cân bằng.
1. Định nghĩa
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều lài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định.
Ví dụ: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng ngập mặn ven biển, …
2. Các đặc điểm của quần xã
3. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
– Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi của quần xã.
– Sự thay đổi chu kì ngày đêm, chu kì mùa dẫn đến hoạt động của các sinh vật cũng mang tính chất chu kì.
+ Ví dụ: chim và nhiều loài động vật di trú để tránh mùa đông giá lạnh, nhiều loài động vật như ếch, nhái, cú, … hoạt động vào ban ngày ít, đêm nhiều, cây rụng lá vào mùa đông.
– Điều kiện khí hậu thuận lợi, thực vật phát triển dẫn tới động vật cũng phát triển. Tuy nhiên, số lượng loài sinh vật luôn được khống chế ở mức độ ổn định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo cân bằng sinh học trong quần xã.
– Số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng.
→ Số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức độ ổn định → cân bằng sinh học trong quần xã.
– Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
→ Phù hợp với khả năng của môi trường (thức ăn, nơi ở, …) → sự cân bằng sinh học trong quần xã.
– Trong thực tế, con người có rất nhiều tác động làm mất cân bằng sinh học trong các quần xã như:
– Chúng ta cần có các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên:
+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật quý hiếm.
+ Trồng cây gây rừng.
+ Tuần tra bảo vệ rừng.
+ Xây dựng các khu bảo tổn thiên nhiên và động vật quý hiếm, …