/tmp/shswp.jpg
Tổng hợp kiến thức hóa 12 phần Lipit qua sơ đồ tư duy Lipit do Giáo dục trung học Đồng Nai biên soạn, gồm sơ đồ tư duy, lý thuyết, bài tập liên quan đến Lipit. Phần này rất quan trọng đối với các bạn học sinh lớp 12. Đây là phần giúp cho các bạn lấy điểm tốt ở kì thi học kì ở trường và kì thi trung học.
A. Sơ đồ tư duy LipiT
1. Sơ đồ tư duy Lipit ngắn gọn
2. Sơ đồ tư duy Lipit chi tiết
B. Lý thuyết Lipit
I) Lipit
1) Lipit là gì?
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong các dung môi hữu cơ như: ete, xăng dầu,…
2) Công thức
Hình ảnh dưới đây chính là công thức chung, tổng quát của lipit mà bạn cần nhớ
(Công thức tổng quát của lipit)
VD: (C17H35COO)3C3H5(C17H35COO)3C3H5 : tritearylglixerol ( tritearin)
3) Phân loại
Lipit bao gồm: chất béo, sáp, setori, photpholipit,… đặc điểm của chúng đều là các este phức tạp
– Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, và là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (Thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit. Đây là hợp chất quan trọng nhất trong các loại Lipit.
– Sáp là este của monoancol cao và axit béo.
– Setori là este của monoancol mà gốc hidrocacbon gồm 4 vòng có chung cạnh với axit béo.
– Photpholipit là este của glixerol chứa 2 gốc axit béo và 1 gốc photphat hữu cơ.
4) Trạng thái
– Chất béo là thành phần chính có trong mỡ động vật và dầu thực vật.
– Sáp có trong sáp ong.
– Setori và photpholipt có trong cơ thể sinh vật.
II) Tính chất của lipit
1) Tính chất vật lý
– Ở điều kiện thường: chất lỏng hoặc rắn
+ Có gốc Hidrocacbon không no: chất lỏng.
+ Có gốc Hidrocacbon no: chất rắn.
– Không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
– Lipit bao gồm các chất nhẹ như nước.
2) Tính chất hóa học
Lipit có 3 tính chất hóa học đặc trưng
– Tham gia phản ứng thủy ngân
– Tham gia phản ứng xà phòng hóa
– Phản ứng cộng hidro
III) Chức năng và tầm quan trọng của Lipit
1) Chức năng của lipit
– Cấu tạo tế bào, mô đệm, cách nhiệt.
– Dung môi hòa tan vitamin có trong mỡ.
– Cung cấp nước nội sinh cho cơ thể.
– Dự trữ và cung cấp năng lượng
2) Tác hại
– Tăng hàm lượng triglyxerit, nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch nguy hiểm.
– Gây béo phì
1. Phương pháp
– Chất béo (lipit) thuộc loại este nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của este như:
+ Phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo ra glixerol và các axit béo
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3H2O ↔ C3H5(OH)3 + 3RCOOH
+ Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm: phản ứng xà phòng hóa tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo.
PTHH: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5OH (glixerol)
– Ngoài ra với lipit không no còn có phản ứng cộng như cộng H2, cộng Iôt…
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Thủy phân chất béo glixerol tristearat (C17H35COO)3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:
Giải
PTHH: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 (1)
Ta có: nNaOH = 1,2 : 40 = 0,03 (kmol)
Từ (1) ⇒ nC3H5(OH)3 = 1/3 .nNaOH = 0,01 (kmol)
⇒ mC3H5(OH)3 = 0,01 . 92 .80% = 0,736 (kg)
Đáp án C
Ví dụ 2: Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri 72%.
Giải
Theo đề bài
⇒ Thủy phân 10 g lipid cần nNaOH = nKOH = 1,68 : 56 = 0,03 mol
⇒ Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol
⇒nC3H5(OH)3 = 1/3 . nNaOH = 1000 mol
BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 – 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn
⇒ mxà phòng (72%) = 1,028 : 0,72 = 1,428 tấn