/tmp/ujrlu.jpg [CHUẨN NHẤT] Từ đồng nghĩa với đoàn kết | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

[CHUẨN NHẤT] Từ đồng nghĩa với đoàn kết | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Từ đồng nghĩa với đoàn kết?

Lời giải:

          – Từ đồng nghĩa với đoàn kết là đùm bọc, bao bọc, kết hợp,đùm bọc

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về từ đồng nghĩa nhé!

Từ đồng nghĩa, trái nghĩa với đoàn kết là gì?

Từ đồng nghĩa là gì?

          – Trong tiếng Việt, chỉ những tự tự nghĩa mới có hiện tượng đồng nghĩa từ vựng.

          – Những từ chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ và sở biểu như bù và nhìn trong bù nhìn thì không có hiện tượng đồng nghĩa.

          – Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở biểu và thuộc loại trợ nghĩa như lẽo trong lạnh lẽo hay đai trong đất đai thì cũng không có hiện tượng đồng nghĩa.

          – Những từ có nghĩa kết cấu và nghĩa sở chỉ (thường là các hư từ) như sẽ, tuy, với… thường đóng vai trò công cụ diễn đạt quan hệ cú pháp trong câu nên chủ yếu được nghiên cứu trong ngữ pháp, từ vựng học không chú ý đến các loại từ này.

          – Những từ độc lập về nghĩa và hoạt động tự do như nhà, đẹp, ăn hoặc những từ độc lập về nghĩa nhưng hoạt động tự do như quốc, gia, sơn, thủy… thì xảy ra hiện tượng đồng nghĩa. Nhóm sau thường là các từ Hán-Việt. Như vậy có thể nói hiện tượng đồng nghĩa xảy ra ở những từ thuần Việt và Hán-Việt.

Từ trái nghĩa là gì?

          – Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.

Vậy từ đồng nghĩa, trái nghĩa với đoàn kết là gì?

Xem thêm:  Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh | Myphamthucuc.vn

          –  Đồng nghĩa với đoàn kết là đùm bọc, bao bọc, cùng nhau, chung sức

          – Trái nghĩa với đoàn kết là chia rẽ, xung đột, nghi ngờ, không chung chí hướng (ý tưởng)4

MỘT SỐ QUAN HỆ TRONG HỆ THỐNG TỪ VỰNG

Quan hệ đồng nghĩa

          – Từ đồng nghĩa là những từ có một hoặc một số nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Ví dụ:

          – Từ trông có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa “nhìn để biết”, từ nhìn cũng có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa giống (gần giống) với nghĩa đã nêu của từ trông. Như vậy, từ trông và từ nhìn là hai từ đồng nghĩa với nhau.

          – Các từ đồng nghĩa với nhau tạo thành nhóm từ đồng nghĩa. Ví dụ: trông, nhìn, dòm, liếc, cho, biếu, tặng … là các nhóm từ đồng nghĩa.

          – Cũng cần lưu ý là hiện tượng đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa từ với các cụm từ. Ví dụ: dai đồng nghĩa với dai như đỉa, dai như chão… 

          – Một từ có thể có nhiều nghĩa nên nó có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, từ trông nêu trên có thể có các nghĩa và tham gia vào các nhóm đồng nghĩa sau:

          + Với nghĩa: “Nhìn để biết”, từ trông đồng nghĩa với: nhìn, dòm, ngó, liếc …

          + Với nghĩa: “Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn”, từ trông đồng nghĩa với: nom, chăm sóc, coi sóc, …

          + Với nghĩa: “Mong, đợi”, từ trông đồng nghĩa với: mong, đợi, mong đợi, trông mong, hi vọng …

          – Có các từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.

          + Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có nghĩa giống hệt nhau, không khác nhau về sắc thái (chúng thường khác nhau về phạm vi sử dụng), ví dụ: trái – quả, vừng – mè v.v…

          + Phần lớn các từ đồng nghĩa là các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, chúng khác nhau về sắc thái biểu cảm. Ví dụ: ăn, xơi, tọng, hốc… ; hi sinh, bỏ mạng… Khi dùng từ, cần chú ý lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ ngữ phản ánh chính xác nhất nội dung cũng như thái độ cần biểu đạt.

Xem thêm:  Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương| 900 bài Văn mẫu 9 hay nhất | Myphamthucuc.vn

          – Các từ đồng nghĩa, nếu biết sử dụng đúng chỗ, ngoài tác dụng biểu đạt chính xác nội dung/và thái độ của người viết, còn có tác dụng làm cho cách diễn đạt không bị lặp. Ví dụ: Tôi sẽ tặng chị một chiếc mũ len đỏ nếu chị đẻ con trai và một chiếc mũ len xanh nếu chị sinh con gái.

          – Lưu ý: Có những từ có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phải là các từ đồng nghĩa với nhau. Ví dụ:

          + Cậu đi đâu đấy ?

          + Bạn đi đâu đấy ?.

          Bạn và cậu không phải là hai từ đồng nghĩa với nhau nhưng trong trường hợp sử dụng như trên có thể thay thế cho nhau mà vẫn giữ nguyên được nghĩa của câu.

Quan hệ trái nghĩa

          – Dựa vào một ý nghĩa nào đó, ta có thể thu thập được một loạt từ có chung ý nghĩa đó. Chẳng hạn, các từ cùng chỉ “kích thước về khối lượng”: nhỏ, bé, tí, tí xíu, tí hon, to, lớn, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ v.v… có thể phân hoá thành hai cực:

          – Bé ————————– lớn

          – nhỏ, tí, tí xíu, tí hon…                        to, vĩ đại, khổng lồ, đồ sộ…

          Quan hệ giữa các từ trong một cực là quan hệ đồng nghĩa, còn quan hệ giữa các từ ở hai cực với nhau là quan hệ trái nghĩa.

          – Như vậy, các từ trái nghĩa với nhau là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau theo một phương diện nghĩa nào đó. Ví dụ:

          + Dài và ngắn trái nghĩa nhau về chiều dài;

          + Sâu và nông trái nghĩa nhau về chiều sâu;

          + Cao và thấp trái nghĩa nhau về chiều cao;

          + Rộng và hẹp trái nghĩa nhau về chiều rộng.

          Lưu ý: Các từ có thể chứa các ý nghĩa trái ngược nhau, nhưng nếu không cùng phương diện nghĩa, thì không phải là những từ trái nghĩa với nhau. Ví dụ :

Xem thêm:  Tác giả - Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ (Hoàn cảnh sáng tác, Tóm tắt, Nội dung, Sơ đồ tư duy) | Myphamthucuc.vn

          + Đường đông và đường vắng (đông và vắng trái nghĩa nhau ở nét nghĩa: nhiều – ít),

          + Tóc rậm và tóc thưa (rậm và thưa trái nghĩa nhau ở nét nghĩa: nhiều – ít).

          Như vậy, rậm và vắng chứa nét nghĩa trái ngược nhau (nhiều – ít) nhưng không phải là các từ trái nghĩa vì chúng thuộc về các phương diện khác nhau,

          – Giống như hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa không xảy ra với tất cả các nghĩa cửa một từ. Do đó, một từ nhiều nghĩa có thể trái nghĩa với nhiều từ khác nhau. Ví dụ: Từ lành có những nghĩa sau:

          (1) Nguyên vẹn, không sứt mẻ hư hại: Áo lành;

          (2) Hiền, tốt bụng: Tính lành;

          (3) Không gây hại: Thuốc lành;

          + Với nghĩa thứ nhất, từ lành trái nghĩa với: rách, mẻ, vỡ …

          + Với nghĩa thứ hai, từ lành trái nghĩa vói: dữ…

          + Với nghĩa thứ ba, từ lành trái nghĩa với: độc …

          – Hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất ở các tính từ. Trong các danh từ, động từ, ít xảy ra hiện tượng trái nghĩa. Các danh từ, động từ được coi là trái nghĩa với nhau thường được giải thích thông qua các tính chất đặc trưng của các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái mà các danh từ, động từ đó biểu thị. Ví dụ:

          + Nâng và hạ trái nghĩa với nhau vì chúng đối lập với nhau về phương hướng “trên – dưới và cao – thấp”

          + Ngày và đêm được coi là hai từ trái nghĩa khi chúng biểu thị quan hệ “sáng – tối hoặc tích cực – tiêu cực v.v…”

          – Các từ trái nghĩa với nhau thường có khả năng kết hợp ngữ pháp giống nhau. Ví dụ:

          + người cao – người thấp

          + trình độ cao – trình độ thấp

          + kĩ thuật cao – kĩ thuật thấp

          – Việc sử dụng các từ trái nghĩa đúng chỗ sẽ làm cho cách diễn đạt gây ấn tượng, tạo được cách nói tương phản, có hiệu quả cao. Các từ trái nghĩa thường được sử dụng nhiều trong tục ngữ, thành ngữ, ca dao …

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu