/tmp/fgfoj.jpg Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 25 có đáp án (Phần 2) | Myphamthucuc.vn - Giáo dục trung học Đồng Nai

Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 25 có đáp án (Phần 2) | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 25 có đáp án (Phần 2) hay nhất. Tuyển tập Trắc nghiệm Sinh 12 Bài 25 có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu hỏi – Đáp án Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn 

Câu 1: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

  1. Đột biến cấu trúc NST
  2. Biến dị cá thể
  3. Đột biến gen
  4. Đột biến số lượng NST

Đáp án:

Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là: Biến dị cá thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:

  1. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá  trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn  giống và tiến hoá.
  2. Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính
  3. Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
  4. B và C đúng

Đáp án:

Theo Đacuyn “Biến dị cá thể” là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn  giống và tiến hoá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là:

  1. biến dị tổ hợp
  2. biến dị cá thể
  3. đột biến
  4. thường biến

Đáp án: 

Theo quan điểm của Đacuyn thì biến dị các thể là nguồn biến dị chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :

  1. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
  2. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được
  3. Sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản
  4. Những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh

Đáp án:

Theo quan niệm của Đacuyn biến dị cá thể là những đột biến phát sinh ra những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Khái niệm biến dị cá thể theo Đacuyn:

  1. Những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
  2. Sự tái tổ hợp lại các gen trong quá trình di truyền do hoạt dộng sinh sản hữu tính
  3. Do sự phát sinh các đột biến trong quá trình sinh sản
  4. B và C đúng

Đáp án: 

Theo Đacuyn “Biến dị cá thể” là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, theo những hướng không xác định. Là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? 

(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. 

(2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. 

(3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể. 

(4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính. 

(5) Không xác định được chiều hướng biến dị.

  1. 3, 4, 5
  2. 2, 4, 5
  3. 1, 3, 4, 5
  4. 1, 3, 4

Đáp án: 

Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.

Biến dị cá  thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau.

Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định là thường biến (biến dị xác định) → 2 sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? 

(1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. 

(2) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể. 

(3) Không di truyền được. 

(4) Không xác định được chiều hướng biến dị.

  1. 2, 3, 4
  2. 1, 2, 3
  3. 1, 3, 4
  4. 1, 2, 4

Đáp án:

Biến dị cá thể xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể.

Biến dị cá thể xuất hiện ngẫu nhiên trong sinh sản không có hướng và được di truyền cho thế hệ sau.

→ 3 sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Theo Đacuyn, biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình nào sau đây để di truyền lại cho các thế hệ sau?

  1. Tương tác giữa cá thể với môi trường sống.
  2. Sinh sản.
  3. Chọn lọc tự nhiên.
  4. Chọn lọc nhân tạo.

Đáp án:

Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình sinh sản, được di truyền cho thế hệ sau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Theo Đacuyn, biến dị cá thể muốn di truyền lại cho các thế hệ sau thì cần trải qua?

  1. Thích nghi với môi trường.
  2. Chọn lọc tự nhiên.
  3. Đột biến
  4. Sự sinh sản.

Đáp án:

Theo Đacuyn, loại biến dị cá thể ở sinh vật phải thông qua quá trình sinh sản, được di truyền cho thế hệ sau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Charles Darwin đã đề xuất vấn đề nào trong công trình nghiên cứu về tiến hóa của mình?

  1. Thuật ngữ: “Tiến hóa”
  2. Lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên
  3. DNA là vật liệu di truyền.
  4. Sự phân chia độc lập các NST

Đáp án:

Charles Darwin đã đề xuất lý thuyết tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm:  Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang hay nhất | Myphamthucuc.vn

Câu 11: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm

  1. thích nghi.
  2. chọn lọc tự nhiên.
  3. đột biến.
  4. thường biến.

Đáp án:

Charles Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm chọn lọc tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là

  1. Tích lũy các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
  2. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật.
  3. Tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho con người
  4. Đào thải các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, tích lũy các cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi, khả năng sinh sản tốt.

Đáp án:

Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho bản thân sinh vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các

  1. biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  2. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  3. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
  4. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Đáp án:

Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá theo chọn lọc tự nhiên là sự tích luỹ các biến dị  có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là:

  1. Từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới
  2. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.
  3. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với muc tiêu của con người.
  4. Hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi.

Đáp án:

Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

  1. Quần thể.
  2. Cá thể, quần thể.
  3. Cá thể.
  4. Tất cả các cấp tổ chức sống.

Đáp án:

Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

  1. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
  2. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
  3. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
  4. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản.

Đáp án:

Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là:

  1. Loài
  2. Cá thể
  3. NST
  4. Quần thể

Đáp án:

Theo Đacuyn, đối tượng của tiến hóa là cá thể

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều nòi (thứ) vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình:

  1. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo
  2. Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
  3. Phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
  4. Phát sinh các biến dị cá thể

Đáp án:

Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành này ở vật nuôi, cây trồng là kết quả của hiện tượng phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Theo Đacuyn chọn lọc nhân tạo (CLNT) là một quá trình trong đó:

  1. Những biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ.
  2. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
  3. Sự chọn lọc có thể được tiến hành ở  mỗi loài vật nuôi hay cây trồng theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án:

Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành này ở vật nuôi, cây trồng là kết quả của hiện tượng phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo; hững biến dị có hại bị đào thải, những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người được tích luỹ => CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 20: Câu nói nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo:

  1. Tích luỹ các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.
  2. Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.
  3. Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.
  4. Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.
Xem thêm:  Viết về sở thích bằng Tiếng Anh lớp 7 ngắn | Myphamthucuc.vn

Đáp án:

Chọn lọc nhân tạo sẽ loại bỏ những biến dị không có lợi cho con người, chỉ giữ lại những biến dị có lợi cho con người, qua đó làm giảm sự đa dạng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Sự phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo (CLNT) được giải thích bằng quá trình nào dưới đây:

  1. Đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người
  2. Tích luỹ những biến dị trong một thời gian dài trong những điều kiện sản xuất khác nhau
  3. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian
  4. A và B đúng

Đáp án:

Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau, trong mỗi hướng con người chỉ đi sâu khai thác những đặc điểm có lợi, loại bỏ những dạng trung gian.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Trong các cặp có quan hệ thuật ngữ “chọn lọc nhân tạo” được cho dưới đây, cặp nào được xem là không thực sự thích hợp?

  1. Chọn lọc nhân tạo – sự sống sót của vật nuôi, cây trồng thích nghi nhất.
  2. Chọn lọc nhân tạo – hình thành đặc điểm thích nghi ở vật nuôi
  3. Chọn lọc nhân tạo – tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới trong phạm vi cùng một loài
  4. Động lực của chọn lọc nhân tạo – nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mỹ của con người.

Đáp án:

Chọn lọc nhân tạo – sự sống sót của vật nuôi, cây trồng phù hợp với nhu cầu của con người không nhất đính là thích nghi nhất.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23: Phát biểu nào dưới đây không phải là nội dung của quá trình chọn loc nhân tạo (CLNT) trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn:

  1. CLNT là một quá trình đào thải những biến dị có hại, tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
  2. CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng
  3. CLNT là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi  nhưng chọn lọc tự nhiên mới là nhân tố quyết định tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng
  4. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc có thể được tiến hành theo nhiều hướng khác nhau dẫn tới sự phân li tính trạng

Đáp án:

C sai vì CLNT là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của giống vật nuôi và cây trồng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là:

  1. Chọn lọc tự nhiên
  2. Đấu tranh sinh tồn
  3. Phân ly tính trạng
  4. Chọn lọc nhân tạo

Đáp án:

Theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa chính qui định chiều hướng và và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: Chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc nhân tạo là: con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người

Đáp án cần chọn là: D

Câu 25: Con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người là:

  1. Chọn lọc tự nhiên
  2. Chọn lọc nhân tạo
  3. Phân ly tính trạng
  4. Đấu tranh sinh tồn

Đáp án:

Theo Đacuyn, nhân tố tiến hóa chính qui định chiều hướng và và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là: Chọn lọc nhân tạo

Chọn lọc nhân tạo là: con người giữ lại các giống cây trồng, vật nuôi có các tính trạng có lợi cho con người và nhân giống chúng, loại bỏ các giống có các tính trạng không có lợi cho con người

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:

  1. Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
  2. Các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của sinh vật đều di truyền
  3. Sinh vật biến đổi dưới tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
  4. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.

Đáp án:

Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là :

Các biến dị nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 27: Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là

  1. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  2. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
  3. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
  4. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
Xem thêm:  Lý thuyết Sinh 9: Bài 50. Hệ sinh thái | Soạn Sinh 9 | Myphamthucuc.vn

Đáp án:

Theo Đac uyn, cơ chế tiến hóa là sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:

  1. Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
  2. Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
  3. Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
  4. Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.

Đáp án:

Hạn chế chủ yếu trong thuyết tiến hóa của Đac uyn là C

Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị

Ở thời Đac uyn chưa có các thành tựu về sinh học tế bào, chưa có các khái niệm về gen, NST, đột biến…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

  1. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
  2. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
  3. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
  4. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Đáp án:

Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn:

  1. Giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi
  2. Đánh giá chưa đúng vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa
  3. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị
  4. Chưa giải thích đươc đầy đủ quá trình hình thành loài mới

Đáp án:

Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31: Đacuyn không đưa ra khái niệm nào sau đây?

  1. Đột biến.
  2. Chọn lọc tự nhiên.
  3. Phân ly tính trạng
  4. Biến dị cá thể.

Đáp án:

Đacuyn không đưa ra khái niệm đột biến mà ông chỉ phân biệt biến dị có hướng và biến dị vô hướng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 32: Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?

  1. Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
  2. Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa
  3. Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
  4. Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.

Đáp án:

Câu đúng nhất là: Những biến dị di truyền xuất hiện một cách riêng lẻ trong quá trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa

A chỉ nhắc đến vai trò biến dị tổ hợp, bỏ qua vai trò đột biến gen

C chỉ nhắc đến vai trò đột biến gen, bỏ qua vai trò biến dị tổ hợp

D đề cặp đến thường biến – không di truyền được, không có nhiều ý nghĩa về mặt tiến hóa

Đáp án cần chọn là: B

Câu 33: Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn:

  1. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gôc chung
  2. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
  3. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
  4. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải

Đáp án:

D sai, “ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải” là theo quan điểm của Lamac.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 34: Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn ?

  1. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa
  2. Sinh vật biến đổi dưới tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh
  3. Sự hình thành các giống vật nuôi cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên
  4. Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên

Đáp án:

Các loài mới được hình thành từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35: Ý nào sau đây không phải là quan điểm của Đacuyn về tiến hóa?

  1. Loài mới được hình thành trên cơ sở của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
  2. Nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là biến dị cá thể.
  3. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
  4. Biến dị xác định ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

Đáp án:

Ý sai là C vì đây là quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại.

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu