/tmp/ugbqh.jpg
a. Đạo đức là gì?
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
Nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa kết hợp và phát huy những tinh hóa văn hóa của nhân loại.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người
– Pháp luật: Sự điều chỉnh hành vi mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế: Điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu được quy định bằng văn bản của nhà nước.
– Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện, thường là những yêu cầu cao của xã hội.
– Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
a. Đối với cá nhân
– Hoàn thiện nhân cách con người.
– Giúp con người có ý thức và năng lực sống thiện, sống có ích, tăng thêm tình yêu đối với Tổ quốc, đồng bào, nhân loại.
– Một cá nhân thiếu đạo đức thì mọi phẩm chất, năng lực khác sẽ không còn ý nghĩa.
b. Đối với gia đình
– Là nền tảng của hạnh phúc, tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc.
c. Đối với xã hội
– Trật tự xã hội được củng cố.
– Xã hội phát triển bền vững.