/tmp/oyved.jpg
Nội dung bài viết
Khi chỉ có một vòng tròn:
Ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là… và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
Lưu ý: Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: Xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm… không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm … vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.
Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
– Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/ giảm như thế nào?
– Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
– Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba … của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
– Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
– Giải thích về vấn đề.
Dựa vào bảng 10.4, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu của nước này.
Bảng 10.4. CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC
(Đơn vị:%)
Năm |
1985 |
1995 |
2004 |
Xuất khẩu |
39.3 |
53.5 |
51.4 |
Nhập khẩu |
60.7 |
46.5 |
48.6 |
Vẽ và nhận xét biểu đồ.
Lời giải
Biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc năm 1985, 1995 và 2004.
Nhận xét:
Cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi tích cực từ năm 1985 đến năm 2004:
– Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên khá nhanh, từ 39,3% (1985) lên 51,34% (2004).
– Tỉ trọng nhập khẩu có xu hướng giảm khá nhanh, từ 60,7% (1985) xuống 48.6% (2004).
– Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu, năm 1995 và 2004 Trung Quốc xuất siêu.
– Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
– Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm … yếu tố c (mức chênh lệch)
– Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
– Tổng kết và giải thích.
Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)
a) Tính cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004.
c) Dựa vào bảng số liệu đã cho, kết quả tính toán và biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn trên.
Lời giải
a) Tính cán cân thương mại
Cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm
b) Vẽ biểu đồ
– Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
– Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2004
c) Nhận xét
* Tình hình xuất nhập khẩu
Giai đoạn 1990 – 2004:
– Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).
+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).
+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).
+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).
– Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.
– Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.
– Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
* Cơ cấu xuất nhập khấu
– Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).
– Trong giai đoạn 1990 – 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.
+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.
+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.
+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.