/tmp/gsnpe.jpg
1001 phương pháp gian lận thi cử “bá đạo” chỉ có học sinh mới nghĩ ra
Đùa chứ chỉ có 10 kiểu thôi, nhưng đây toàn là những phương pháp quá bá đạo mà chỉ có học sinh mới nghĩ ra được. Tuy nhiên, đừng dại mà sử dụng chúng nếu bạn không muốn bị cấm thi và uổng phí công sức học tập.
Trước giờ, học sinh từ Tây sang ta, dốt giỏi cỡ nào cũng có một biệt tài mà khó ai có thể địch được: quay cóp trong giờ thi. Đúng kiểu cái khó ló cái khôn, đã không học bài, lười học bài thì học sinh sẽ phải nghĩ ra mọi cách để có thể qua được kỳ kiểm tra, nếu không muốn học lại, thi lại. Mùa thi nào đến, ngoài tâm trạng hồi hộp các em mang theo thì túi cũng phải đầy phao mới mong sống sót.
Tuy nhiên, những phương pháp này không phải là điều mà các bạn nên học theo vì nó đi kèm với rất nhiều rủi ro đáng sợ. Nếu bạn không muốn phải uổng phí cả năm học để rồi bị đánh trượt vì quay cóp thì đừng học theo cách này. Có khi, việc gian lận trong thi cử còn bị xử lý theo luật pháp. Vì vậy, chỉ còn cách là học thôi, chứ giáo viên, họ cũng biết thừa trình quay cóp của học sinh đấy.
1. Viết kiến thức cần nhớ ra mặt sau máy tính bằng bút chì
Đây là một cách vô cùng truyền thống nhưng được nhiều người đánh giá là hiệu quả. Nhiều học sinh cho biết họ đã sử dụng phương pháp này và giáo viên phải nhìn rất kỹ mới có thể thấy được nội dung trên máy tính.
“Hãy nhớ để máy tính ở một góc mà chỉ bạn mới nhìn thấy. Và nếu máy tính của bạn có nắp, hãy đậy nắp lại những lúc không cần thiết. Tuy nhiên, nếu giáo viên mà biết thì cũng khó lòng mà thủ tiêu được”, một học sinh nhận xét.
2. Viết trên móng tay
Cách này thì hơi khó, nhưng nhiều học sinh vẫn sử dụng để áp dụng trong trường hợp các công thức toán, lý hóa. Với phương pháp, các sĩ tử chắc chắn sẽ phải toét hết cả mắt mới nhìn ra được những gì mình viết.
3. Giấu phao trong ruột bút
Được đánh giá là một phương pháp “bất hủ” trong làng chép phao, giấu phao trong bút cũng có nhiều biến thể phức tạp. Nhiều người còn chế tạo ra cách để có thể rút ruột phao ra ngoài dễ dàng rồi lại cuốn lại ngay ngắn.
4. Sử dụng bút tia laser và mực tàng hình
Với bút laser và mực tàng hình, giám thị sẽ không bao giờ nhìn được những gì mà các sĩ tử viết trên bàn, trừ khi phải dùng bút laser chiếu vào thì mới hiện ra. Đây là cách thức cũng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, giá của bút laser cũng không rẻ cho lắm.
5. Máy tính có thẻ nhớ để giấu đáp án và các công thức
Đây là một điều mà hầu như trong bất cứ kỳ thi nào, giáo viên cũng nhắc nhở học sinh: chỉ được mang những loại máy tính theo quy định của phòng thi. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế việc thí sinh sử dụng những loại máy tính lạ, máy tính tự chế có chức năng hỗ trợ thẻ nhớ để ghi các công thức bên trong.
6. Viết thông tin trên nhãn chai nước và dán ngược chiều
Nhiều học sinh thường viết thông tin lên nhãn chai nước và dán ngược chiều, khi muốn quay cop phải nghiêng nghiêng chai mới có thể nhìn vào trong. Cách này cũng không hiệu quả lắm khi diện tích viết được chữ lên không nhiều, hơn nữa cũng dễ bị phát hiện nếu giáo viên đi qua và để ý chai nước khả nghi.
7. Sử dụng đồng hồ đặc biệt trông giống đồng hồ điện tử
Năm ngoái, 3000 học sinh Thái Lan đã phải thi lại một kỳ kiểm tra quan trọng sau khi một vài học sinh trong lớp sử dụng đồng hồ đặc biệt để gian lận.
Đại học Rangsit, Bangkok, Thái Lan cho biết 3 sinh viên đã quay lại bài kiểm tra, sử dụng camera siêu nhỏ gắn dưới điện thoại. Sau đó, bài kiểm tra sẽ được tuồn ra ngoài để nhờ người giải hộ, trước khi được chuyển lại vào trong phòng thi.
8. Học sinh giả vờ rằng bài kiểm tra bị chấm sai, hoặc có lỗi in ấn sau khi được trả bài
Anthony Yeh, một cựu giáo viên cho biết: “Sau khi trả bài kiểm tra, học sinh sẽ tìm cách thay đổi nội dung trong bài chấm để trông như là có lỗi gì sai in ấn, hoặc giáo viên đã chấm nhầm điểm cho học sinh. Sau đó, các em sẽ quay lại rồi đưa cho giáo viên và yêu cầu chấm lại”.
9. Viết đáp án lên cục tẩy
Đây là một cách để giúp đỡ bạn bè mà các sĩ tử cũng thường dùng trong kỳ kiểm tra.
10. Và một cách thực sự ấn tượng…
Bala Senthil Kumar viết: “Đây quả thực là một trong những cách gian lận có một không hai mà tôi từng thấy. Câu chuyện diễn ra tại một trường Y tại Ấn Độ (tất nhiên là không tiết lộ được tên trường), một trong số các sinh viên ném tờ câu hỏi ra ngoài cửa sổ.
Ai đó ở ngoài sẽ đợi và nhặt tờ giấy đó. Ngay bên ngoài cổng trường, có một nhóm ngồi đọc đáp án câu hỏi. Sau đó, biết họ làm gì không… họ đọc loa đáp án như kiểu phát thanh ý! Và tất cả mọi người đều qua kỳ kiểm tra”.