Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ | Myphamthucuc.vn

Câu hỏi: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ

Lời giải :

Mặt đất nóng nhất vào lúc 13 giờ mà không phải lúc 12 giờ là vì:

Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả nhiệt của bề mặt đất (bức xạ sóng dài). Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.

Cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về thời tiết, khí hậu và nhiệt độ nhé

1. Thời tiết và khí hậu  

a) Thời tiết

– Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.

– Thời tiết luôn thay đổi.

b) Khí hậu

– Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí

a. Khái niệm

Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

Xem thêm:  Nhiệt kế dầu là gì 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu

b. Cách tính nhiệt độ trung bình

– Dụng cụ: nhiệt kế.

– Phương pháp:

+ Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

+ Đo 3 lần 1 ngày (5giờ, 13giờ, 21giờ).

– Một số công thức tính nhiệt độ:  

+ Nhiệt độ trung bình ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo trong ngày/ số lần đo.

+ Nhiệt độ trung bình tháng = Tổng nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng/số ngày.

+ Nhiệt độ trung bình năm= Tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng/12.

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí

a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển

– Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

– Nguyên nhân: Đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất khác nhau, dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước.

b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

– Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.

 – Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.

– Nguyên nhân: Sự thay đổi của lớp không khí trên mặt đất và thành phần: bụi, hơi nước trong không khí.

c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:

– Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:

+ Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.

+ Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.

– Nguyên nhân: Sự thay đổi của lượng nhiệt và góc chiếu tia sáng Mặt Trời.

Xem thêm:  Lý thuyết Vật lý 10: Bài 11. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Học tập